Tác động tích cực của cam kết thương mại điện tử trong các hiệp định
Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ mở của, hội nhập. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc ứng dụng công nghệ và phương tiện điện tử vào hoạt động giao thương đang trở nên thông dụng.
Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán nhiều Hiệp định tự do thương mại trong thời gian qua. Trong đó, các Hiệp định thương mại tự do thế mới đều có các điều khoản về thương mại điện tử. Điển hình có thể kể tới Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử, Hiệp định CPTPP, Hiệp định RCEP, Hiệp định Asean Úc New Zealand…
Trong các Hiệp định này, nhóm các cam kết thương mại điện tử thường liên quan tới:
- Nhóm các cam kết về thúc đẩy thương mại phi giấy tờ
- Nhóm các cam kết liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến
- Nhóm cam kết về tôn trọng tự do của các chủ thể tham gia thương mại điện tử.
Trong đó, nhóm cam kết liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, các cam kết về bảo vệ dữ liệu và dự liệu cá nhân được chú trọng rất nhiều và xuất hiện ở tất cả Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia.
Có thể nói, cam kết thương mại điện tử trong các Hiệp định thương mại tự do mang lại nhiều tác động tích cực cho sự phát triển thương mại điện tử như:
- Thúc đẩy hoàn thiện khung khổ pháp lý. Nhằm thực thi các cam kết, mỗi quốc gia thành viên sẽ phải hoàn thiện khụng khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho việc thực thi Hiệp định, theo đó, khung khổ pháp lý thương mại điện tử và các tiêu chuẩn được nâng lên, hoàn thiện hơn.
- Tạo điều kiện thu hút đầu tư cho lĩnh vực thương mại điện tử. Cùng với việc khung khổ pháp lý được hoàn thiện, môi trường đầu tư kinh doanh trở nên minh bạch, lành mạnh hơn và với những ưu đãi mà FTA mang lại tạo điều kiện thu hút đầu tư.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để thực thi các cam kết trong FTA, các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực sẽ được thực hiện nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của các doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới. Mục đích lớn nhất khi tham gia các FTA của các chính phủ là mở rộng và thâm nhập thị trường. Với những ưu đãi mà FTA mạng lại, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công nghệ mới, có cơ hội tiếp cận nguồn vốn hay những ưu đãi từ FTA sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường.
Trong thời gian tới, để tận dụng hiệu quả lợi ích từ các cam kết thương mại điện tử mang lại, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý và xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu thông tin về các cam kết trong FTA, xu hướng thương mại điện tử, đồng thời tích cực tham gia vào các nền tảng, mô hình thương mại điện tử mới để thâm nhập thị trường.
Không để hàng lậu, hàng giả lợi dụng thương mại điện tử để tiêu thụ
Kinhtedothi- Sau 3 năm triển khai Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 của Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã phát hiện nhiều vụ vi phạm quy mô lớn.
"Ông lớn" thương mại điện tử cán mốc doanh thu 1 tỷ USD trong một ngày
Kinhtedothi - Chỉ trong ngày 11/11, Shopee ghi nhận doanh thu toàn cầu đạt kỷ lục 1 tỷ USD. Riêng tại Việt Nam, doanh nghiệp ghi nhận số sản phẩm bán ra qua kênh Shopee Live tăng gấp 44 lần, thu hút 603 triệu lượt xem xuyên suốt sự kiện siêu sale..
Sàn thương mại điện tử phải chịu một phần trách nhiệm với hàng giả, hàng nhái
Kinhtedothi - Thời gian gần đây, tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử (TMĐT) để trà trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng liên tục diễn ra.