Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái cơ cấu để vực dậy nền kinh tế

Kinhtedothi - Qua 2 năm dịch Covid-19 hoành hành trên toàn thế giới và trong nước càng thấy rõ việc tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 là cần thiết, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.

Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin

Tờ trình của Chính phủ về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 đặt ra mục tiêu tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, tính tự chủ... Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP.

 Năng lực đổi mới sáng tạo của các DN và nền kinh tế Việt Nam nhìn chung còn hạn chế. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, cơ cấu lại nền kinh tế phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 có thể kéo dài và có những yếu tố bất định để có giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế hơn và việc đẩy mạnh chuyển đổi số là rất quan trọng. Đơn cử như ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được triển khai và phát huy hiệu quả trong việc truy vết, giám sát, quản lý dịch Covid-19. Hoặc trong kinh doanh, DN nào đi trước sẽ có ưu thế vượt trội do họ có những thuật toán độc quyền, có nguồn dữ liệu lớn, các DN đi sau sẽ rất khó có thể cạnh tranh được.

Để phát triển bứt phá trong thời gian tới, điều kiện quan trọng nhất là Việt Nam cần phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt thực hiện chuyển đổi số. Ước vọng vươn lên thông qua chuyển đổi số không chỉ của mỗi Việt Nam. Tính chất của nền CNTT là cạnh tranh rất khốc liệt, và một trong những nguyên tắc quan trọng "người thắng" sẽ giành lợi thế”. 

“Trong kinh tế số, GDP có thể tăng trưởng đột phá chứ không phải tuần tự như kinh tế thực. Không ít sản phẩm, ý tưởng công nghệ trên thế giới đã khiến nền kinh tế bùng nổ. Các công ty công nghệ bây giờ chiếm đến 90% trong top công ty có vốn hóa lớn nhất trên thế giới, khác hẳn với bức tranh 10 năm trước đây. Như vậy, kinh tế số chắc chắn là định hình của nền kinh tế thế giới trong tương lai, là xu thế không thể đảo ngược” - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn đánh giá.

Thực trạng hiện nay về phát triển kinh tế số của Việt Nam còn hạn chế, thậm chí có xu hướng đi xuống. Chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam do Ngân hàng thế giới công bố đã giảm 2 năm liên tiếp cho dù điểm của chúng ta tăng lên. Điều đó cho thấy các nước cũng đang đi rất nhanh và đi nhanh hơn chúng ta. Vì vậỵ, Vụ trưởng Vụ Thông tin - Văn phòng Quốc hội Hoàng Minh Hiếu cho rằng để hiện thực hoá tiềm năng, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025 cần phải tập trung hơn nữa vào một số vấn đề.

Thứ nhất, cần xây dựng một cơ chế điều phối quốc gia về chuyển đổi số một cách mạnh mẽ hơn. Ví dụ đơn giản nhất là sự liên thông trong dữ liệu, được thể hiện rõ trong đợt phòng, chống Covid-19 vừa qua. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, một số nước có cơ chế cao hơn các bộ như ở Singapore, một số nước giao cho bộ chức năng nhưng có những thẩm quyền rất lớn bởi vì các vấn đề về khoa học, công nghệ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Thậm chí một số nước đã thành lập Bộ về chuyển đổi số như Ukraina; như Bộ về Kinh tế số và xã hội số như Thái Lan, Joran…

Thứ hai, tập trung phát triển hạ tầng số, trong đó cần lưu ý xây dựng các Trung tâm Dữ liệu quốc gia, nâng cao chất lượng hạ tầng thông tin. Không thể phát triển được kinh tế số, xã hội số khi mà hạ tầng thông tin còn rất kém phát triển. “Một trong những ví dụ rõ ràng là trong đợt học trực tuyến vừa qua, nhiều vùng, nhiều địa phương trong cả nước rất khó khăn trong việc thực hiện do không có sóng điện thoại, không có mạng băng thông rộng”- ông Hiếu dẫn chứng. Đặc biệt, cần đẩy nhanh việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số cho toàn dân. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì con người luôn là yếu tố là cơ bản nhất. 

Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) để nâng cấp chuỗi giá trị các ngành dựa vào ứng dụng tiến bộ KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, tận dụng các mô hình kinh doanh mới, kinh tế bao trùm…

Phân bổ lại nguồn lực phát triển ở tầm quốc gia

Trong Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 đặt ra quan điểm: Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định, kết hợp chặt chẽ với nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá….

 Nghiên cứu phân bổ nguồn lực đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm. Ảnh minh hoạ

Theo PGS.TS Hoàng Văn Cường (trường ĐH Kinh tế Quốc dân), kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế đã cơ bản bao trùm cơ cấu ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế, nhưng thiếu vắng khu vực kinh tế phi chính thức. Đây là thiếu sót lớn, vì nếu tính được giá trị của toàn bộ khu vực phi chính thức có thể làm cho GDP tăng lên khoảng 30%.

Theo ông Cường, việc phân bổ nguồn lực nội tại của nền kinh tế đang mất cân đối, thiếu các trụ cột để tạo nên sự phát triển tự chủ và bền vững, trong khi tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào FDI. Do đó, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề quan trọng. Thời gian tới, GDP phấn đấu kinh tế tư nhân chiếm 55% trong tổng cơ cấu, vì vậy phải tiếp tục phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế, các loại hình tư nhân phát triển, tạo nên một thể chế pháp luật tốt nhất, môi trường pháp lý tốt.

Còn theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, trong giai đoạn hiện nay, việc mở rộng không gian kinh tế rất quan trọng, nhất là phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn, phát huy vai trò vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, chúng ta đang có quy mô đô thị, siêu đô thị lớn nhưng phát triển còn chậm, chưa đạt yêu cầu từ công tác quy hoạch, quản lý đến những loại hình đô thị phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Trong khi với các nước trên thế giới, phát triển đô thị là một kênh tăng trưởng quan trọng trong cơ cấu kinh tế nói chung.

Đồng tình quan điểm, TS Võ Trí Thành cho rằng, để tạo ra những đột phá, tận dụng được mọi nguồn lực của xã hội để phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tiếp theo và cơ cấu nền kinh tế cần tập trung vào hiệu quả đầu tư công trong liên kết vùng. Ông Võ Trí Thành cho rằng, vừa qua, nhiều tỉnh, thành đầu tư dàn trải dẫn đến đầu tư công kém hiệu quả. Do vậy, Chính phủ cần có chính sách ưu tiên đầu tư công liên kết vùng, và hàng năm có đánh giá về hiệu quả đầu tư của mỗi địa phương tập trung vào từng lĩnh vực, ngành nghề. Có thể khai thác lợi thế so sánh, thế mạnh của từng vùng; hợp tác, liên kết vùng, xây dựng đô thị làm hạt nhân phát triển và bố trí lại dân cư, hình thành chuỗi giá trị kinh tế.

"Nên thiết kế được các nhiệm vụ cụ thể hơn cho từng vùng, từ đó thể hiện được trong quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương và xây dựng được những cơ chế có tính đột phá cho từng vùng, gắn với bố trí nguồn lực ngân sách, thu hút các nguồn lực xã hội để thực hiện các mục tiêu phát triển chung” - ông Võ Trí Thành kiến nghị.

Cơ cấu lại nền kinh tế là quá trình thay đổi thể chế chính sách kinh tế phù hợp với tình hình mới, phân bổ lại nguồn lực phát triển ở tầm quốc gia để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Đó là sự thay đổi, điều chỉnh trong quá trình chỉ đạo, điều hành để hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Chúng ta không chỉ tập trung vào cơ cấu lại các ngành, các thành phần kinh tế hay không gian kinh tế mà còn quan tâm đến các lĩnh vực quan trọng có tiềm năng, lợi thế để trở thành mũi nhọn mang tính lan toả, dẫn dắt, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế. (Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng)

Việc tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 lần này khác biệt lớn so với giai đoạn 2016 - 2020, đó là chúng ta tái cơ cấu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xuất hiện trên toàn thế giới. Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, trước đây chỉ thích ứng với biến đổi khí hậu, thì hiện nay phải thêm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch Covid-19. Thách thức của đại dịch Covid-19 cũng là cơ hội lớn cho chúng ta chuyển sang nền kinh tế xanh và số. Do vậy, việc phục hồi nền kinh tế của nước ta cần triển khai nhanh và sớm. (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn)

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ