Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái dựng nghi lễ thả cá chép, dựng cây nêu ở cung đình Thăng Long

Kinhtedothi - Để tiễn năm cũ qua đón năm mới đến, các nghi lễ truyền thống như thả cá chép và lễ dựng cây nêu đã được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Sáng 22/1, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội làm lễ thả cá chép và dựng cây nêu ngày Tết để khép lại một năm cũ và chào đón một năm mới.
Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng.
Do tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, buổi lễ không mở rộng cho công chúng tham dự. Phần nghi lễ vẫn được thực hiện đầy đủ để đảm bảo tính thiêng liêng và theo đúng phong tục cổ truyền của dân tộc. Theo đúng phong tục, nghi thức thả cá chép  được chuẩn bị kỹ lưỡng, đoàn rước ăn mặc chỉnh tề trong trang phục truyền thống áo the, khăn xếp. 
Năm con cá chép đỏ được đựng trong chậu bằng đồng thau, sau khi làm lễ cúng được rước ra sông cổ tại khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu để phóng sinh.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng thả cá tại sông cổ.
Sau nghi thức thả cá, đoàn rước trở về khu vực Đoan Môn tái hiện việc dựng cây nêu ngày Tết.
Trước khi dựng nêu phải lập đàn tế trời đất, sau phần lục cúng, ngũ bái dâng lễ vật mới tiến hành động thổ dựng nêu.
Cây nêu được dựng trước cổng Đoan Môn thường do nhà vua làm chủ lễ hoặc phải là viên quan hàm Tam phẩm trở lên mới được nhận chỉ dụ của nhà vua làm chủ lễ. Theo quan niệm dân gian, cây nêu được dựng nên để đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ.
Bên cạnh đó, việc dựng cây nêu tại Hoàng thành Thăng Long ngoài ý nghĩa dân gian giúp xua đuổi ma quỷ, còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng.
Cây nêu được dùng là loại tre đực, cao, to, được chặt sạch các cành chỉ để lại trên ngọn có nhánh lá. Trên ngọn cây treo một lá phướn dài, cùng những chiếc khánh đất, chuông gió để những vật đó va đập nhau kêu leng keng trong gió với ý nghĩa để trừ ma quỷ, mong ước một mùa xuân tươi vui, cả năm an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Phong tục tốt đẹp này mới được khôi phục mấy năm gần đây và được coi là một biểu tượng văn hóa truyền thống của đất Hà thành trong những ngày Tết Nguyên đán.
Hình tượng cá chép, chuông, khánh, đồng tiền bằng đất nung được treo lên cây nêu thay cho những ước nguyện của người dân trong năm mới. 
Những người tham dự dựng cây nêu mong muốn một năm mới bình an.
Cây nêu được dựng trong khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long.
Theo tục lệ xưa, các gia đình chỉ được tiến hành nghi lễ này tại tư gia khi nghi lễ tại hoàng cung đã kết thúc. Trong vài năm trở lại đây, nghi lễ này đã được tái hiện nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trải nghiệm phong tục trồng cây nêu

Trải nghiệm phong tục trồng cây nêu

Cây nêu công nghệ ngày Tết

Cây nêu công nghệ ngày Tết

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ