Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái hiện hình tượng chiến sĩ Điện Biên bằng ngôn ngữ xiếc

Kinhtedothi – Hình ảnh Anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn bánh pháo, các chiến sĩ vẫy cao lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” trên nóc hầm Đờ-Cát vừa được tái hiện sinh động bằng ngôn ngữ của nghệ thuật xiếc, thông qua vở diễn “Sống mãi với Điện Biên” do Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện.

Khắc hoạ chân dung những anh hùng

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa ra mắt công chúng vở diễn “Sống mãi với Điện Biên”, tái hiện chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chỉ với thời lượng 90 phút, chương trình “Sống mãi với Điện Biên” do NSND Tống Toàn Thắng - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam dàn dựng đã mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc.

Những hình ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước được tái hiện sinh động. Ảnh: Minh Quân

Trong thời khắc đó, hình ảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn bánh pháo được tái hiện đầy xúc động. Trao đổi với phóng viên KT&ĐT, nghệ sĩ Nguyễn Hà Bình – Liên đoàn Xiếc Việt Nam, người vào vai anh hùng Tô Vĩnh Diện chia sẻ: “Thực hiện hoạt cảnh hò kéo pháo tôi rất xúc động và tự hào. Khi mới được giao đảm nhiệm, tôi còn khá lúng túng. Vì vậy, tôi phải đọc nhiều sách báo, xem các thước phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa, lắng nghe hướng dẫn của đạo diễn để có thể nhập vai, nỗ lực thể hiện được hết tinh thần bất khuất và đặc điểm của nhân vật”. Trong hoạt cảnh “Hò kéo pháo”, người xem được quan sát các nghệ sĩ nâng cao tạo hình tượng đưa pháo trụ đỡ trên vai (đạo cụ cầu bật xiếc) trong tiếng đạn pháo nổ vẫn đồng lòng hò kéo pháo lên dốc.

Trích đoạn cảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn bánh pháo. Video: Minh Quân

Kết thúc hoạt cảnh, nghệ sĩ Nguyễn Hà Bình trong vai anh hùng Tô Vĩnh Diện được đồng đội nâng cao, đứng hiên ngang trong những tràng pháo tay cổ vũ, động viên và xúc động của người xem. Chương trình càng trở nên đặc biệt hơn khi có sự xuất hiện của những người cựu chiến binh năm xưa và đặc biệt là Đại tá La Văn Cầu - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Công dân Thủ đô ưu tú.

Nhiều cung bậc cảm xúc

Theo dõi vở diễn, khán giả có thể thấy, từ kịch bản đến khâu dàn dựng đã được Liên đoàn Xiếc Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng. Hình ảnh về các anh hùng Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót được các nghệ sĩ tái hiện trong chương trình đầy xúc động, tự hào.

Trong hoạt cảnh về anh hùng Bế Văn Đàn với hình tượng 4 nam do những nghệ sĩ: Thế Ninh, Mạnh Thường, Tiến Phương, Tùng Dương thể hiện gây xúc động với người xem về tinh thần anh dũng hi sinh khi lấy thân mình làm giá súng.

Hình ảnh những anh hùng trong Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện sinh động. Ảnh: Minh Quân

Nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Thường chia sẻ: “Khi vào vai anh hùng Bế Văn Đàn, bằng ngôn ngữ xiếc, tôi cố gắng luyện tập, tạo hình tượng anh hùng dũng cảm không ngần ngại cầm hai chân khẩu trung liên đặt lên vai mình. Ở hoạt cảnh này, kỹ thuật xiếc đế trụ được chúng tôi áp dụng, nhằm khắc họa hình ảnh vinh quang khi người chiến sĩ đứng trên cao phất cờ Tổ quốc trên nóc hầm”.

Trong vở diễn còn có hoạt cảnh “Trận Him Lam” - là trận đánh mở màn trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 13/3/1954. Hoạt cảnh Trên đồi Him Lam khắc họa hành động anh dũng của anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Các chiến sĩ trẻ của Liên đoàn Xiếc Việt Nam nhào lộn qua các ụ pháo, các thùng đạn tạo thành những chướng ngại vật vượt qua, có người bị ngã, đồng đội lao đến đỡ dậy rồi tiếp tục lao lên (các tiết mục nhào lưới, cầu bật, nhào lộn được thể hiện độc đáo) tạo nên khung cảnh khốc liệt của cuộc chiến cam go.

Theo NSND Tống Toàn Thắng – Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam: "Từng hoạt cảnh của Điện Biên Phủ tái hiện hình ảnh các anh hùng liệt sĩ, đặc biệt có những màn anh Bế Văn Đàn ơi, Qua miền Tây Bắc, Hành quân xa rồi, Trên đồi Him Lam, Hò kéo pháo… để truyền cảm xúc tới khán giả. Khi thì cảm xúc hào hùng, lúc lại sâu lắng nhằm đưa người xem tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh bằng ngôn ngữ xiếc. Đây cũng là cách để mỗi nghệ sĩ của Liên đoàn Xiếc Việt Nam tri ân tới những thế hệ đi trước, đặc biệt là những người đã tham gia “Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ