Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tại phường Khương Thượng, quận Đống Đa: Có hay không việc chính quyền phá tường nhà dân?

Kinhtedothi - Ngày 8/11, báo Kinh tế & Đô thị có bài viết nêu phản hồi của UBND phường Khương Thượng (quận Đống Đa) về việc không có chuyện chính quyền phá tường nhà dân.

Sau khi bài viết được đăng tải, bà Nguyễn Thị Lụa (địa chỉ số 18, ngõ 123 phố Khương Thượng) đã có phản hồi tới báo về những nội dung trong công văn trả lời của UBND phường.
Theo bà Lụa, sau khi đọc những nội dung phản hồi trong công văn trả lời của UBND phường Khương Thượng gửi tới báo Kinh tế & Đô thị, phía gia đình thấy có 2 nội dung lớn mà phường trả lời không đúng. Cụ thể, gia đình bà Lụa là chủ sử dụng hợp pháp nhà, đất tại số 18 ngõ 123 phố Khương Thượng và không có tranh chấp. Ngày 2/6/2015, lực lượng chức năng của phường đã đến đập hai gian nhà cấp 4 phía sau trong lúc gia đình đi vắng. Trước đó, gia đình không nhận được thông báo của phường. Tiếp đó, bà Lụa cho rằng, sau khi báo chí nhận được đơn tố cáo của gia đình đã xuống làm việc với ông Nguyễn Hoàng Thắng (lúc đó là Phó Chủ tịch UBND phường Khương Thượng). Thế nhưng, ông Thắng đã tạo dựng hồ sơ giả mạo khi lấy hồ sơ giải tỏa hành lang mương sông Lừ để áp vào việc phá dỡ của gia đình.

Căn nhà cấp 4 của bà Lụa tại số 18, ngõ 123 phố Khương Thượng.

Liên quan đến những nội dung này, mới đây, UBND phường Khương Thượng tiếp tục có Công văn số 270/UBND-VP phản hồi tới Báo. Theo nội dung công văn này, sau khi UBND phường tiến hành thẩm tra và xác định, bà Lụa đã kê khai cả phần đất lưu không xen kẹt trong khu dân cư (kê khai ngoài diện tích nhà cấp 4 có diện tích 18m2). Tuy nhiên, gia đình bà Lụa lại cho rằng, theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hiện trạng được phường xác nhận thì gia đình được sử dụng 65,6m2 từ năm 2007 đến nay và có hóa đơn nộp thuế đất. Hồ sơ xin cấp sổ đỏ nộp tại bộ phận một cửa của phường ngày 15/3/2017 đúng với hiện trạng sau khi phường đã đập phá 2 bức tường của gia đình.

Theo UBND phường Khương Thượng, năm 2014, khi thực hiện Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội (hạng mục cải tạo mương L2A), quy trình các hộ dân chỉ dẫn cho đơn vị đo vẽ thửa đất tại hiện trường và hồ sơ kỹ thuật thửa đất cũng nêu rõ: Hồ sơ phục vụ cho việc xác định vị trí và diện tích hiện trạng, không xác nhận quyền sử dụng đất. Khi đó, hộ bà Lụa đã chỉ dẫn cho đơn vị đo lập hồ sơ GPMB có diện tích 65,6m2 (trong đó, có cả phần đất công của phường quản lý, sơ đồ thửa đất thể hiện trên có nhà cấp 4 khoảng 18m2 và còn lại là đất trống).

Việc ghi hiện trạng tổng diện tích hộ bà Lụa sử dụng là 65,6m2 đã khiến gia đình lầm tưởng được sử dụng cả phần đất công do phường quản lý. Theo phương án GPMB được cấp, căn nhà cấp 4 bà Lụa sử dụng có 0,08m2 (trong diện tích 18m2 nhà cấp 4 đã mua) nằm trong chỉ giới GPMB là phần đất được sử dụng làm nhà ở trước ngày 15/10/1993 nên đã được bồi thường theo giá đất TP quy định. Các diện tích khác trong chỉ giới được xác định là đất lưu không, không có công trình khác là đất công thuộc quyền quản lý của UBND phường nên không được bồi thường. Do vậy, việc bà Lụa tự nhận phần đất ngoài 18m2 nhà cấp 4 đã mua là của mình, trên có nhà và bị phường Khương Thượng phá dỡ là không có cơ sở.

Đối với khu đất này, UBND phường có thông báo với khu dân cư số 8 về việc cho nhà thầu là Tổng Công ty CP Sông Hồng mượn để làm lán trại tập kết vật liệu. Đến năm 2015, UBND phường cùng đơn vị thi công thu hồi lại phần đất công của phường do Tổng Công ty CP Sông Hồng lắp dựng không liên quan gì đến nhà bà Lụa. Vì vậy, việc bà Lụa tố cáo chính quyền đập phá nhà là không đúng vì hiện tại vẫn căn nhà cấp 4 nguyên trạng.

Tuy nhiên, khi làm việc với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, gia đình bà Lụa không đồng tình với nhiều nội dung trả lời của UBND phường Khương Thượng. Đại diện gia đình bà Lụa cho biết, trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất phường đã xác định diện tích nhà gia đình đang sử dụng 65,6m2. Thời điểm đó, hai khu đất này có diện tích khoảng 14m2 và không phải đất trống. Tại diện tích này, gia đình đã xây hai bức tường ngăn giữa chỉ giới thu hồi dự án và đất gia đình để làm bếp và khu vệ sinh. Tuy nhiên, ngày 2/6/2015 phường tự ý vào đập phá khi gia đình đi vắng và không có thông báo. Sau khi đập phá hai bức tường của gia đình, UBND phường đã giả mạo các biên bản lấy từ dự án sông Lừ áp vào việc giải tỏa của gia đình nhằm đối phó với cơ quan chức năng và báo chí. Cũng theo gia đình bà Lụa, thửa đất trên có 4 cạnh. Căn cứ hiện trạng sử dụng phường đã trình quận để phê duyệt phương án GPMB với tổng diện tích 65,6m2. Việc phường khẳng định cho đơn vị thi công dự án mượn đất là không có cơ sở vì diện tích này đang được gia đình sử dụng…

Trước sự việc này, đề nghị UBND quận Đống Đa cùng các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để làm rõ có hay không việc chính quyền phá tường nhà dân và tránh khiếu kiện kéo dài.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ