Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tại sao các tỉnh miền Tây tập trung truy quét “tín dụng đen”?

Kinhtedothi - Xuất hiện ở các tỉnh miền Tây cách đây vài năm, “tín dụng đen” phát triển ồ ạt đẩy nhiều gia đình nghèo đến chỗ bế tắc, phải bán nhà cửa, ruộng vườn hoặc bỏ xứ trốn nợ, gia đình tan nát.

Đây là lý do chủ yếu để chính quyền, cơ quan chức năng các tỉnh vào cuộc quyết liệt để đẩy lùi nạn “tín dụng đen”.

Tấn công mạnh các nhóm cho vay nặng lãi

Ngày 6/8, trao đổi với báo chí, Thượng tá Trần Trung Quốc - Trưởng phòng tham mưu, người phát ngôn Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp đang mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm vào các nhóm có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” gây bức xúc trong dư luận. Cơ quan điều tra hiện đã khởi tố 3 vụ án, 16 bị can về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại TP Sa Đéc, huyện Tháp Mười và huyện Tam Nông.

5 nghi phạm bị bắt tạm giam về hành vi cho vay lãi nặng tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Đoàn Diểu

Công an tỉnh Đồng Tháp khuyến cáo người dân khi có nhu cầu vay tiền thì vay ở các ngân hàng hoặc liên hệ với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để được hỗ trợ, không vay mượn của các nhóm bên ngoài, nhất là các tờ rơi quảng cáo được vay vốn nhanh, thủ tục đơn giản.

Tại An Giang, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác đặc biệt phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” do Đại tá Đinh Văn Nơi - Giám đốc Công an tỉnh An Giang làm tổ trưởng.

Cơ quan công an đã rà soát lên danh sách các tổ chức tín dụng, cơ sở kinh doanh, dịch vụ cho vay nặng lãi, đòi nợ, các điểm giao dịch, trụ sở hoạt động, lưu trú của các nhóm cho vay…; đồng thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi phát, dán tờ rơi, quét sơn quảng cáo liên quan đến cho vay, huy động vốn có dấu hiệu của “tín dụng đen”.

Trưởng công an các địa phương phải tiếp nhận triệt để các tin báo từ người dân, theo dõi để xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong việc kiểm tra, giám sát, ngăn chặn và xử lý các cá nhân, cơ sở hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn.

Trong khi đó, Công an tỉnh Tiền Giang đã tiếp nhận và xử lý 3 tin tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông. Cơ quan công an cũng đang giám sát 10 tổ chức, công ty với hơn 100 cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay lãi nặng…

“Tín dụng đen” - mầm mống phát sinh các loại tội phạm

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Luân Thị Nương (Văn phòng Luật sư Kết Nối) cho biết, các hành vi liên quan đến “tín dụng đen” bản chất là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành về lãi suất cho vay tối đa là 20% trên 1 năm, các tổ chức “tín dụng đen” khi cho vay với mức lãi suất cắt cổ đã vi phạm hoàn toàn quy định mức lãi suất được quy định và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

“Tín dụng đen” cũng là mầm mống phát sinh các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, điển hình như cướp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người đi vay.

Các hành vi vi phạm pháp luật như vậy của các tổ chức “tín dụng đen” kéo theo rất nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội. Việc truy quét của chính quyền các tỉnh miền Tây đã cho thấy sự quyết tâm trong công tác phòng ngừa đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”.

Bên cạnh đó, “tín dụng đen” đang ngày càng biến tướng, tinh vi và phức tạp hơn. Các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” có xu hướng cấu kết với nhiều đối tượng hình sự, lưu manh, cộm cán hình thành những nhóm tội phạm hoạt động khép kín, lưu động trên địa bàn rộng hoặc sử dụng thủ đoạn núp bóng DN che giấu hoạt động.

“Đáng chú ý, loại hình cho vay tài chính qua mạng internet có xu hướng phát triển, hoạt động biến tướng, lách luật gây khó khăn trong công tác kiểm soát việc xử lý tội phạm tín dụng. Như vậy, nếu như không có sự quyết tâm truy quét mạnh tay các hành vi này, hoạt động “tín dụng đen” sẽ còn biến tướng và gây hậu quả nghiêm trọng hơn nữa đến trật trự an ninh an toàn xã hội” - luật sư Luân Thị Nương nêu quan điểm.

Trong khi đó, theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Đoàn Luật sư Hà Nội), hành vi cho vay lãi cao có thể cấu thành tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” theo Điều 201 Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất là 3 năm tù. Tuy nhiên, thủ đoạn đòi nợ của các đối tượng có thể cấu thành các tội khác xâm phạm sở hữu như “Cướp tài sản”, “Cưỡng đoạt tài sản”… với hình phạt nặng hơn rất nhiều.

Chặt vòi bạch tuộc “tín dụng đen”

Chặt vòi bạch tuộc “tín dụng đen”

App tín dụng đen vẫn hoành hành

App tín dụng đen vẫn hoành hành

An Giang: Triển khai Tổ công tác đặc biệt “dẹp loạn” tín dụng đen

An Giang: Triển khai Tổ công tác đặc biệt “dẹp loạn” tín dụng đen

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần thiết phải có mức xử phạt đủ răn đe

Cần thiết phải có mức xử phạt đủ răn đe

10/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Trưởng Phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho rằng, Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã kế thừa những kết quả đạt được từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

 Chuyển biến toàn diện ý thức tham gia giao thông

Chuyển biến toàn diện ý thức tham gia giao thông

10/01/2025 | 09:17

KInhtedothi - Từ ngày 1/1, khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực và được áp dụng trên thực tế, văn hóa tham gia giao thông của bộ phận không nhỏ người dân đã có sự thay đổi rõ rệt.

Doanh nghiệp, địa phương quyết tâm tăng trưởng cao

Doanh nghiệp, địa phương quyết tâm tăng trưởng cao

03/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Để thúc đẩy tăng trưởng, các DN, các ngành, địa phương… đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng bứt phá, phát huy vai trò đầu tàu hơn nữa.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ