Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tăng thẩm quyền trong đầu tư: Rút ngắn thời gian cho công trình trọng điểm

Kinhtedothi-Điều 43, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa ra quy định cho phép HĐND thành phố Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm, có ý nghĩa cấp bách với Thủ đô. Đây sẽ là giải pháp then chốt để rút ngắn thời gian thực hiện cho các công trình trọng điểm.

Bất cập kéo dài

Phó trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội Lê Trung Hiếu cho biết, theo Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, thành phố sẽ có 10 tuyến ĐSĐT.

Tàu điện tuyến ĐSĐT Nhổn - Ga Hà Nội 

Tuy nhiên, hiện mới chỉ có tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác, tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội chuẩn bị vận hành trước đoạn trên cao. Hầu hết các dự án ĐSĐT đều kéo dài ngay từ khâu nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực tế này là quy định tại Luật Đầu tư, bắt buộc các dự án có giá trị đầu tư trên 10.000 tỷ đồng phải được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.

“Trên thực tế có nhiều dự án do Hà Nội đầu tư hoàn toàn bằng ngân sách địa phương, và thành phố có thể tự làm được. Bên cạnh đó, việc phải trình ra Quốc hội xem xét, phê chuẩn khiến trình tự thủ tục có thể kéo dài thêm hàng năm” - ông Lê Trung Hiếu nói.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trình tự thủ tục pháp lý quá phức tạp đang là một trong những rào cản lớn nhất đối với những công trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa cấp bách với Thủ đô.

Bên cạnh đó, thủ tục pháp lý cũng đang trở thành “thách thức” làm nản lòng các nhà đầu tư. Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương nhận định, khâu chuẩn bị đầu tư kéo dài quá lâu, thủ tục phức tạp, rườm rà, trình lên trình xuống khiến nhiều nhà đầu tư không dám tham gia vào những dự án lớn.

“Ngân sách mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu phát triển hạ tầng, nếu không mở ra hành lang thông thoáng, Hà Nội không thể khơi thông nguồn vốn xã hội hóa, đẩy các dự án lớn vào cảnh “hàng tốt ế dài”, hoặc có tiền mà không tiêu được” - thạc sĩ Hoàng Thị Thu Phương nói.

Chính vì vậy, vấn đề tăng thẩm quyền cho Hà Nội trong quyết định chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách được đưa vào Luật Thủ đô nhận được sự ủng hộ rất rộng trãi từ Nhân dân cũng như DN.

Điều 43 - Thẩm quyền về đầu tư, Dự thảo Luật Thủ đô đưa ra khái niệm: “Dự án trọng điểm của Thủ đô là dự án có quy mô lớn, có vai trò tạo động lực, sức lan tỏa, kết nối để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, Vùng Thủ đô và cả nước. HĐND thành phố Hà Nội quy định Danh mục dự án trọng điểm của Thủ đô”.

Bước đột phá

Nếu được thông qua, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công và quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án: ĐSĐT; dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng; Dự án sử dụng ngân sách T.Ư, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài giao thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư; dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước kết hợp với nguồn vốn ngoài ngân sách; Dự án đầu tư công liên tỉnh nằm trong vùng Thủ đô.

Tàu điện Cát Linh - Hà Đông đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ

Ông Lê Trung Hiếu cho rằng, đây sẽ là bước đột phá rất mạnh mẽ, giúp Hà Nội vượt qua những rào cản về thủ tục, đẩy nhanh tiến độ những dự án quan trọng, đặc biệt là ĐSĐT.

Ngoài ra, Điều 43, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cho phép UBND thành phố Hà Nội quy định trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao, cụ thể gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua, khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 500ha hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

HĐND thành phố Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền của HĐND cấp huyện theo quy định của Luật Đầu tư công và dự án đầu tư công nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ các dự án: dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh không sử dụng nguồn ngân sách địa phương; dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án trên địa bàn gồm: Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng;

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua, khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người; Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội. Các dự án này sẽ được HĐND thành phố thuộc thành phố Hà Nội quy định trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.

UBND thành phố Hà Nội quyết định việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc tế và quy định  tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá trong các lĩnh vực, phương thức thanh toán khác quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ở T.Ư ban hành, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ