“Tết làng Việt” 2024 tại Làng cổ Đường Lâm
Kinhtedothi – Trong 2 ngày 20 và 21/1, tại Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Chương trình “Tết làng Việt” chào Xuân Giáp Thìn 2024.
“Tết làng Việt” 2024 nhằm quảng bá những giá trị văn hóa, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến giới thiệu điểm đến du lịch Làng cổ Đường Lâm tới du khách, đặc biệt là người nước ngoài đang sinh sống tại Hà Nội. Đây cũng là hoạt động giữ gìn truyền thống cho các thế hệ mai sau.
Chương trình được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú như các hoạt động giới thiệu Tết Việt thông qua tour trải nghiệm trọn vẹn những nét đẹp truyền thống của Tết Việt.
Du khách sẽ được tìm hiểu và trải nghiệm không gian chợ Tết truyền thống với những gian hàng giới thiệu đặc sản Đường Lâm; sản phẩm thủ công làng nghề của địa phương; không gian trải nghiệm văn hóa Tết cổ truyền, từ ông đồ viết thư pháp, nặn tò he, đến gọt hoa thủy tiên; trải nghiệm các trò chơi dân gian...
Cùng với đó, khách du lịch còn được giới thiệu về các phong tục truyền thống trong dịp Tết như: Lễ giao thừa, mừng tuổi, thả cá chép... được tổ chức tại một ngôi nhà cổ của hộ dân trong làng. Tại sân đình Mông Phụ sẽ tổ chức trưng bày giới thiệu về mâm cỗ ngày Tết. Du khách sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống trong dịp Tết của người dân Đường Lâm; trải nghiệm gói bánh chưng, gói giò ngày Tết.
Ngoài ra, chương trình cũng giới thiệu đến du khách những trải nghiệm về nghề truyền thống và sản phẩm thủ công tại không gian nghề làm tương truyền thống của gia đình ông Hà Hữu Thể, xưởng sản xuất sản phẩm sơn mài và không gian Nghề Làng của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, không gian Đoài Creative và Đoài Comunity của kiến trúc sư Khuất Văn Thắng.
Khu vực đình làng và cổng làng Mông Phụ giới thiệu nghệ thuật múa rối nước, các trò chơi dân gian truyền thống như: Bắt chạch trong chum, chọi gà, bịt mắt đập niêu... Tại đây cũng diễn ra triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Làng cổ Đường Lâm và các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Sơn Tây; tổ chức nghệ thuật truyền thống tại sân đình Mông Phụ.
Trưởng Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết, chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, giới thiệu đặc sản địa phương, quảng bá điểm đến. Qua đó, tạo hiệu ứng kích cầu du lịch Làng cổ Đường Lâm nói riêng và thị xã Sơn Tây nói chung để đón khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm văn hóa dịp Tết và du Xuân Giáp Thìn.
TP Hà Nội nói gì về chương trình di dân, giãn dân Làng cổ Đường Lâm?
Kinhtedothi – TP Hà Nội đang hoàn thiện hồ sơ để báo cáo Chính phủ chấp chuận cho thực hiện cơ chế đặc thù (hỗ trợ) giao có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá phục vụ bảo tồn, phát huy giá trị di tích Làng cổ xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây theo quy định.
Thúc đẩy phát triển không gian sáng tạo ở Làng cổ Đường Lâm
Kinhtedothi - Làng cổ Đường Lâm được ví như “bảo tàng sống” của làng Việt cổ. Trong nỗ lực gắn kết hài hòa bảo tồn di sản văn hóa làng cổ Đường Lâm, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai các giải pháp, quan tâm phát triển các không gian văn hóa sáng tạo.
Khám phá nét đẹp làng cổ Đường Lâm qua triển lãm ảnh “Mây trắng xứ Đoài”
Kinhtedothi-Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, tại cổng làng Mông Phụ (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm vừa tổ chức khai mạc triển lãm ảnh Làng cổ Đường Lâm - “Mây trắng xứ Đoài” của tác giả Nina May (Phạm Ngọc Diệp).