Tết quê lên phố Bạc Liêu
Kinhtedothi – Bụi chuối, bờ ao, bến nước, con đò… cho đến những tiệm tạp hóa nhỏ đã được những nghệ nhân “trứ danh” tái hiện sống động tinh tế ngay giữa lòng TP Bạc Liêu. Khiến người dân vô cùng thích thú như đang hưởng không khí làng quê Nam bộ ngày tết đã bao đời gắn bó.
Chiều 3/2 (24 tháng chạp), trong gió xuân se lạnh của ngày tết đang đến gần, TP Bạc Liêu đã tổ chức khai mạc Hội xuân 2024.
Nét quê
Theo bà Đỗ Ái Lanh Phó Ban tổ chức cho biết: "Hội xuân năm nay, TP Bạc Liêu đã tổ chức các hoạt động tái hiện nếp sinh hoạt đón Tết cổ truyền như: gói bánh tét, làm bánh dân gian, trang trí bàn thờ Tổ quốc kết hợp mâm ngũ quả; thi vẽ tranh, ngoài ra, còn một số hoạt động vui chơi, giải trí như Liên hoan Đờn ca tài tử, nhảy dân vũ, Hiphop, múa sạp, trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng, ... qua đó, góp phần tạo thêm sinh khí vui tươi, phấn khởi nhân dịp tết đến, xuân về."
Với không gian được trang trí kỳ công từ những “nghệ nhân trứ danh” từ 22 đơn vị xã phường ban ngành của thành phố, Hội Xuân 2024 đã hội tụ đủ nét đẹp Tết Việt vừa cổ truyền, vừa hiện đại; nhiều tiểu cảnh trang trí rực rỡ, kết hợp giữa linh vật Rồng trên Đường hoa với những nét đẹp đồng quê, thành thị hài hòa, thể hiện nét đẹp mùa xuân trên quê hương của mọi miền Tổ quốc.
Hội xuân lần này, cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh của thành phố Bạc Liêu đến với khách du lịch, mang đến cho Nhân dân và du khách nhiều trải nghiệm mới, không gian Hội xuân vừa mang hơi ấm của quê hương, thân quen, gần gũi, vừa có nét hiện đại của một đô thị trẻ, năng động hứa hẹn sẽ thu hút nhiều du khách đến thưởng lãm, check in chụp ảnh lưu niệm.
Theo Ban tổ chức, Hội xuân năm nay được kéo dài thêm 01 ngày so với hàng năm (từ ngày 24 Tết đến ngày 28 Tết), có tất cả 22 gian hàng của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh, góp phần cho Hội xuân thêm nhiều màu sắc và ý nghĩa hơn.
Không để ai bị bỏ lại phía sau
Ngoài hoạt động chăm lo cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng yếu thế khác, thành phố Bạc Liêu còn thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, bình ổn giá, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
Đặc biệt, là tổ chức Hội xuân, đây là hoạt động văn hóa được người dân thành phố mong đợi nhất trong chuỗi các hoạt động, Chợ quê ngày tết diễn ra với rất nhiều hoạt động phong phú mang đậm bản sắc dân tộc, tái hiện khung cảnh Chợ Tết xưa, vừa mộc mạc, bình dị nhưng lại rất nhộn nhịp, vui tươi.
Phát biểu tại buổi khai mạc, bà Đỗ Ái Lam Phó CT UBND TP Bạc Liêu cho biết: “ Ngay buổi lễ đã vận động doanh nghiệp trao 150 suất quà cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. Những phần quà tuy không lớn về giá trị vật chất, nhưng thể hiện sự quan tâm, tình cảm, tinh thần tương thân, tương ái, sẻ chia. Với mong muốn các hộ gia đình được đón một mùa xuân vui tươi, ấm áp không ai bị bỏ lại phía sau.”
“Xóm bắp” Bạc Liêu ấm áp vào xuân
Kinhtedothi – Từ một vùng đất nông nghiệp nhiễm phèn, trồng lúa thất thu, cây bắp (ngô) đã làm nhiều nhà nông ở ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu có cuộc sống ổn định, thậm chí trở nên khá giả. Năm nay “Xóm bắp” Bạc Liêu đón Xuân ấm áp, sung túc...
Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Bạc Liêu
Kinhtedothi – Dù địa lý xa xôi cách trở, nhưng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối thống nhất của Đảng, ngay từ tháng 2/1930 chi bộ đầu tiên của Bạc Liêu đã được thành lập và gắn liền với cuộc trường chinh vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 94 năm chiến đấu trưởng thành.
Hà Nội: Nỗ lực để không ai bị bỏ lại phía sau trong ngày Tết
Kinhtedothi - TP Hà Nội tăng mức tiền và mở rộng đối tượng được tặng quà Tết để mọi nhà đều đón Tết. Đây là chia sẻ của Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Đinh Hồng Phong về chăm lo Tết 2024 cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thủ đô.