Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc:

Tháng 10, xử lý hơn 700 học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông

Kinhtedothi - Thực hiện đợt cao điểm bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh (từ 1/10 - 31/10), lực lượng CSGT Vĩnh Phúc đã xử lý hơn 700 trường hợp vi phạm với số tiền phạt gần 300 triệu đồng.

Xử lý nghiêm tình trạng học sinh vi phạm giao thông

Thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, sau 1 tháng thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở lứa tuổi học sinh (từ 1/10 - 31/10), lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản hơn 700 trường hợp học sinh vi phạm với số tiền xử phạt gần 300 triệu đồng; tạm giữ gần 350 phương tiện xe mô tô, hơn 200 phương tiện giao thông khác.

Lực lượng chức năng xử lý trường hợp học sinh điều khiển mô tô khi chưa đủ tuổi theo quy định. Ảnh: CQCA 

Ngoài vi phạm phổ biến như không đội mũ bảo hiểm, các lỗi khác bao gồm: chạy quá tốc độ, lạng lách, điều khiển xe khi chưa có giấy phép, chở quá số người quy định, không tuân thủ đèn tín hiệu, chạy dàn hàng ngang, đi ngược chiều… đều bị xử lý nghiêm.

Bên cạnh xử lý vi phạm, lực lượng chức năng đã thông báo hơn 600 trường hợp vi phạm tới nhà trường và tiếp tục xác minh nhân thân hơn 70 trường hợp khác.

Từng bước xây dựng nét đẹp văn hoá giao thông

Trao đổi với PV báo Kinh tế và Đô thị, Trung tá Bạch Văn Kiên, Đội trưởng CSGT - TT Công an huyện Yên Lạc, nhấn mạnh việc tăng cường tuần tra và xử lý vi phạm nhằm nâng cao ý thức pháp luật giao thông cho học sinh, giảm thiểu tai nạn và vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Trước đó, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng có Văn bản số 1478/SGDĐT-GDPT
ngày 9/9/2024 về việc tăng cường chấn chỉnh tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với học sinh; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh năm học 2024-2025.

Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Lương Giang

Bên cạnh việc đồng loạt ra quân thực hiện cao điểm xử lý các hành vi vi phạm, lực lượng CSGT Vĩnh Phúc phối hợp cùng ngành giáo dục triển khai chương trình tuyên truyền cho học sinh về văn hoá ứng xử khi tham gia giao thông; tình hình tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh xảy ra trên địa bàn Vĩnh Phúc trong những năm gần đây; nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông cho học sinh; hậu quả, di chứng, hệ lụy do tai nạn giao thông gây ra đối với người bị nạn, gia đình và xã hội.

Cùng với đó, lực lượng CSGT tỉnh phối hợp với ngành Giáo dục tổ chức tuyên truyền, ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến từng trường học và giáo viên, phụ huynh, học sinh trên toàn tỉnh. Bản cam kết sẽ được lấy làm căn cứ để đánh giá xếp loại học sinh vào cuối học kỳ và cuối năm học. Công tác này cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh học sinh để thống nhất các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho các em.

 

Vĩnh Phúc: ra mắt sản phẩm du lịch “Dấu ấn mùa Đông” tại Tam Đảo

Vĩnh Phúc: ra mắt sản phẩm du lịch “Dấu ấn mùa Đông” tại Tam Đảo

Vĩnh Phúc: yêu cầu công khai thông tin xử lý vi phạm trong đấu thầu

Vĩnh Phúc: yêu cầu công khai thông tin xử lý vi phạm trong đấu thầu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ