Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thành công từ xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã Gia Kiệm (Đồng Nai)

Kinhtedothi - Gia Kiệm là một trong 2 xã xây dựng thành công nông thôn mới nâng cao của huyện Thống Nhất (tỉnh Đông Nai) trong năm 2023. Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực quyết tâm của Đảng bộ chính quyền và sự đồng thuận của người dân.

Xã Gia Kiệm nằm về phía Bắc của huyện Thống Nhất, cách Trung tâm hành chính huyện 12 km. Xã Gia Kiệm có quốc lộ 20 chạy qua với chiều dài khoảng 1km là tuyến đường giao thông huyết mạch với liền Quốc lộ 1 với các tỉnh vùng Tây nguyên. Xây dựng nông thôn mới nâng cao, không chỉ tạo nên diện mạo khang trang cho vùng quê nơi đây mà còn tạo động lực giúp người dân địa phương thi đua phát triển kinh tế. 

Diện mạo xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) hôm nay.

Xã Gia Kiệm được UBND tỉnh Đồng Nai công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016, đến năm 2021 được UBND tỉnh Đồng Nai công nhận tái chuẩn nông thôn mới. Để tiếp tục giữ vững và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới. Đảng ủy, UBND xã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của UBND tỉnh Đồng Nai và huyện Thống Nhất.

Tiếp đó, xã đã xây dựng kế hoạch phân công và xác định thực hiện các công việc theo thứ tự ưu tiên với các giải pháp cụ thể, bảo đảm yêu cầu của từng tiêu chí, nhất là tiêu chí chưa đạt, tiêu chí cần hoàn thiện và tiếp tục giữ vững tiêu chí đã đạt. Xã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ công chức xã, cá nhân tham gia để triển khai các nhiệm vụ tới nhân dân một cách hiệu quả nhất.

Xác định phát triển sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Ngay từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã xác định tập trung phát triển ngành nông nghiệp với 2 thế mạnh là trồng trọt và chăn nuôi có chiều sâu bền vững để gia tăng hiệu quả kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân. 

Thực hiện chủ trương đó, xã Gia Kiệm đã tích cực tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, đưa cây trồng có giá trị thu nhập kinh tế cao vào sản xuất tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, chuyển dịch cơ cấu cây trồng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Cây trồng thế mạnh của địa phương chủ yếu là chôm chôm, bơ, sầu riêng, chuối. Đến nay địa bàn xã đã có 809 hộ lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, với diện tích hơn 643 héc ta. Xã đã vận động người dân cải tạo chuyển đổi 70 héc ta vườn tạp cây già cỗi, năng suất thấp sang trồng chuyên canh các loại cây có giá trị kinh tế cao, như cây chuối mô, bơ, sầu riêng. 

Nông dân xã Gia Kiệm thành công với mô hình trồng chuối mô, cho thu nhập kinh tế cao.

Chăn nuôi có thể xem là thế mạnh của xã. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tương đối ổn định và tiếp tục phát triển theo hình thức trang trại. Hàng năm xã phố hợp tổ chức phun xịt tiêu độc khử trùng nơi công cộng và các khu vực chăn nuôi. Thực hiện 2 đợt tiêm phòng gia súc gia cầm với kết quả tiêm phòng đạt trên 92%. Thực hiện cấp sổ đỏ theo dõi chăn nuôi trang trại gia trại.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cũng được chính quyền địa phương quan tâm tuyên truyền cho người dân bảo vệ môi trường và chăn nuôi theo hướng hữu cơ thân thiện với môi trường.

Hợp tác xã nông nghiệp Phương Nam với mô hình trồng rau cần nước đã tạo nên sản phẩm đặc sản của địa phương và tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động.

Đối với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn xã phát triển ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú, mẫu mã chất lượng luôn được kiểm tra. Xã chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hợp tác xã và tổ hợp tác để giải quyết vấn đề việc làm tăng thu nhập cho người dân. Từ kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu người của xã đã tăng lên 84 triệu đồng/người/năm.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới chỉ còn 0,84%. Xác định kết cấu hạ tầng nông thôn là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, do đó trong xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, xã Gia Kiệm luôn chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Nguồn vốn huy động được xã tiếp tục ưu tiên cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, như nâng cấp đường liên ấp, trường học, cơ sở vật chất văn hóa. 

Kinh tế phát triển là tiền đề điều kiện để huy động nội lực của cộng đồng dân cư thực hiện hiệu quả xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng xây dựng nông thôn mới nâng cao. Xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến về chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao đến các cán bộ Đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích có được từ chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bước tiến nông thôn mới nâng cao ở huyện Quốc Oai

Bước tiến nông thôn mới nâng cao ở huyện Quốc Oai

Hà Nội có thêm 48 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Hà Nội có thêm 48 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ