Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thanh tra các vụ việc liên quan đến đất đai có dấu hiệu tham nhũng

Kinhtedothi – Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà yêu cầu các đơn vị chuyên môn của Bộ trong 6 tháng cuối năm tập trung đẩy nhanh tiến độ thanh, kiểm tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí liên quan đến giao đất, cho thuê đất.

Nội dung trên được Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Bộ TN&MT tổ chức ngày 13/7.

Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao của Bộ TN&MT trong 6 tháng đầu năm 2022, Chánh Văn phòng Bộ TN&MT Phạm Tân Tuyến cho biết, trong 6 tháng đầu năm Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 6/7 đề án, nhiệm vụ, trong đó 2 nhiệm vụ ngoài chương trình. Tổng số nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao: 969 nhiệm vụ. Số nhiệm vụ đã hoàn thành: 542/969 (đạt 56%), nhiệm vụ đang triển khai thực hiện (trong hạn) chiếm 39,7%, nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành chiếm 1,75%, giảm 5,45% so với cùng kỳ năm 2021.

Quang cảnh hội nghị.

Mặc dù số lượng nhiệm vụ được giao cao hơn cùng kỳ năm 2021 là 11,67% tương đương với 124 nhiệm vụ nhưng số nhiệm vụ chậm giảm 5,45% là do nhiều đơn vị đã chủ động hơn trong công tác phối hợp, thực hiện xử lý ngay văn bản trên phiếu giao việc tại hệ thống mà không chờ phải có văn bản lấy ý kiến của đơn vị được giao chủ trì; Tổ công tác hàng tuần rà soát, có văn bản đôn đốc từng đơn vị; Các Thứ trưởng giao việc yêu cầu thời hạn trình sớm hơn để đảm bảo thời gian; nhiệm vụ được quy trình hóa để rõ trách nhiệm.

Bộ cũng đề nghị bãi bỏ, đơn giản hóa 153/178 thủ tục hành chính được rà soát (đạt 85%); Cung cấp 74 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ đạt tỷ lệ trên 75,8%; Tích hợp, cung cấp 33 thủ tục hành chính (tương ứng 48 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong đó 19 dịch vụ mức độ 4, tỷ lệ 39,6%) lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Triển khai kết nối Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chuẩn bị điều kiện để kết nối, liên thông dữ liệu đất đai ở địa phương với Hệ thống tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai quốc gia.

Bên cạnh đó, Bộ cũng phối hợp với các Bộ để hoàn thành trình Chính phủ phương án kiện toàn tổ chức bộ máy trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XV; sửa đổi, bổ sung quy định, quy trình về quản lý, sử dụng công chức, viên chức.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, khối lượng nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm là rất lớn trong đó có những nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, được dư luận hết sức quan tâm như sửa đổi Luật Đất đai, xây dựng dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18 của BCH Trung ương, sửa đổi Luật Tài nguyên nước...

Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu các đơn vị của Bộ tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến đất đai.

Đề nghị các đơn vị của ngành cần rút ra bài học kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề “nóng” mà dư luận đang hết sức quan tâm. Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo, điều hành quyết liệt, phân công rõ trách nhiệm; đề xuất giải pháp về thể chế chính sách để tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy cải cách để tạo đột phá trong phát triển, chuyển dịch mô hình tăng trưởng.

“Các đơn vị trực thuộc phải tập trung triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022 và vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí; dự án được giao đất nhưng chậm đưa vào sử dụng, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có nguồn gốc đất công; việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng; quản lý, sử dụng những mỏ khoáng sản đã hết hạn khai thác theo giấy phép; xả nước thải vào nguồn nước... Đặc biệt, cần đẩy nhanh tiến độ giám định, định giá trong các vụ việc tố tụng để đưa ra xét xử vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên, môi trường” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Sửa đổi Luật Đất đai để khơi thông thị trường bất động sản

Sửa đổi Luật Đất đai để khơi thông thị trường bất động sản

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ