Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thấy gì ở 5 quốc gia nguy hiểm nhất thế giới

Kinhtedothi - Ở những nơi này, xung đột, bạo lực xảy ra như cơm bữa và thường dân có thể bị giết bất cứ lúc nào.

Những tưởng hòa bình đang là xu thế chung trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay, nhưng chiến tranh, xung đột và bạo lực vẫn kéo dài bất tận ở nhiều nơi trên thế giới. 

Theo Báo cáo Chỉ số Hòa bình Toàn cầu năm 2023, chỉ số này đã giảm đáng kể trong suốt 13 năm qua, nhất là ở các nước châu Phi.

Khủng hoảng nhân đạo, xung đột, giết chóc không hồi kết đang đẩy nhiều nước châu Phi đến bờ vực, đe dọa cuộc sống người dân và ảnh hưởng phát triển kinh tế.

Bên cạnh xung đột Nga-Ukraine đã khiến cho thế giới biến động dữ dội, rất nhiều quốc gia khác đang phải đối mặt với nội chiến, xung đột phe phái, đe dọa đến cuộc sống, tính mạng của người dân và sự phát triển kinh tế.

Dưới đây là năm quốc gia nguy hiểm nhất thế giới, nơi luôn bị các băng đảng, trùm tội phạm khét tiếng quấy nhiễu, sẵn sàng làm mọi việc để thu lợi, kể cả sát hại người dân vô tội.

Nigeria

Đứng đầu danh sách năm quốc gia nguy hiểm nhất thế giới là Nigeria.

Quốc gia Tây Phi này ngập trong khủng bổ và bạo loạn, trong đó phải kể đến các vụ tấn công và bắt giữ của nhóm khủng bố khét tiếng nhất châu Phi, Boko Haram hay lực lượng Nhà nước Hồi giáo tỉnh Tây Phi ISIS-WA. Đến nay, tình trạng tội phạm, bạo lực, giết chóc vẫn không có dấu hiệu chấm dứt.

Theo UNDP, ước tính 170 trẻ tử vong/ngày ở Nigeria do bạo loạn. Ảnh: Aljazeera

Cộng hòa Dân chủ Congo

Xung đột nội bộ đã biến quốc gia này trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới, khiến 6 triệu người phải di cư. Hiện đất nước Trung Phi này là nơi thường xuyên xảy ra các cuộc đụng độ của hơn 100 nhóm vũ trang.

Một nhóm vũ trang ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Ảnh: AP

 

Người biểu tình chống đối cảnh sát tại Congo. Nguồn: AP

Mali

Mali được xem là thiên đường của chủ nghĩa khủng bố khi các nhóm Hồi giáo thường xuyên tấn công thường dân, khiến nhiều người lâm vào nghịch cảnh.

Mali thường xuyên xảy ra xung đột giữa lực lượng an ninh và khủng bố. Ảnh: The Atlantic

Afghanistan

Là quê hương của một trong những nhóm khủng bố khét tiếng nhất thế giới Taliban, quốc gia Tây Nam Á này nghiễm nhiên thuộc các quốc gia nguy hiểm nhất thế giới. Mọi thứ tồi tệ hơn với đất nước và người dân nơi đây khi quân Mỹ rút quân vào năm 2021 và Taliban giành lại quyền kiểm soát sau gần hai thập kỷ.

 Taliban bị quốc tế lên án về những hạn chế khắc nghiệt đối với phụ nữ. Ảnh: Aljazeera
Đàn ông biểu tình bảo vệ quyền lợi của phụ nữ ở Kabul, vào ngày 21/1/2022. Ảnh: AP

Somalia

Chủ nghĩa khủng bố ở Somalia vẫn không ngừng phát triển và đe dọa cuộc sống của người dân trong nhiều năm nay. Chỉ vài ngày trước, các vụ đánh bom riêng lẻ ở nước này đã khiến 8 người thiệt mạng.

Vẫn chưa có lời giải cho vấn đề khủng bố ở Somalia trong nhiều năm qua. Ảnh: AP
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm  phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

Kinh nghiệm phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

13/01/2025 | 14:17

Kinhtedothi - Với dân số chưa tới 1 triệu, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

05/01/2025 | 18:47

Kinhtedothi - Tình trạng tranh chấp về bãi đỗ xe đang trở thành vấn đề nghiêm trọng tại nhiều TP lớn ở Ấn Độ, đặc biệt là Thủ đô Delhi. Điều này đã trực tiếp đe dọa nghiêm trọng đến an toàn người dân, và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

01/01/2025 | 10:46

Kinhtedothi - Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định, ngành du lịch có thể mở ra một "lĩnh vực mới trong xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa," đồng thời trở thành động lực thúc đẩy hồi sinh khu vực và tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ