Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thầy và trò lớp 12: Nỗ lực ôn tập đến sát ngày thi

Kinhtedothi – Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sắp diễn ra- thì có những người thầy vẫn miệt mài với sách vở, giáo án, thiết bị online để phụ đạo tăng cường cho học sinh (HS), nhất là với nhóm HS yếu kém. Nhiều phương pháp, cách thức đã được áp dụng; ngoài bài giảng còn có những lời dặn dò, động viên, khích lệ… gần gũi và ân tình với mong muốn HS sẽ đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi.

Miệt mài ôn tập
Hầu hết các trường THPT trên địa bàn TP, lịch ôn tập trực tuyến vẫn được duy trì sau khi hoàn tất kỳ khảo sát tốt nghiệp THPT trực tuyến do Sở GD&ĐT tổ chức (28-30/5). Chương trình ôn tập được xây dựng theo thời khóa biểu có thời lượng phù hợp, tương ứng với những môn thi tốt nghiệp THPT.
Trước và sau khi Hà Nội tổ chức khảo sát (thi thử) cho HS lớp 12, có một vấn đề lãnh đạo Sở GD&ĐT luôn trăn trở và căn dặn các cơ sở giáo dục, các giáo viên, đó là đặc biệt quan tâm đến nhóm HS yếu kém để có phương thức ôn tập phù hợp, hiệu quả. Từ tinh thần chỉ đạo chung, BGH các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch riêng; tiến hành ôn tập cho các em với tinh thần tận tâm, trách nhiệm đến hết tuần 3 hoặc tuần 4 tháng 6/2021. Riêng nhóm HS có lực học yếu kém, việc ôn tập phụ đạo vẫn tiếp tục được tiến hành và tăng cường.
 Thầy- trò lớp 12 nỗ lực ôn thi online suốt thời gian qua với mong muốn đạt kết quả tốt trong kỳ thi chính thức
Thầy Nguyễn Duy Hiền - Hiệu trưởng trường THPT Trung Giã, huyện Sóc Sơn cho biết: “Trường duy trì lịch ôn tập cho HS lớp 12 đến hết ngày 3/7. Các môn thi tốt nghiệp đã được bố trí lịch học khoa học, phù hợp với từng lớp. Đa số HS đều chăm chỉ học tập, có tinh thần chủ động và tự giác cao nhưng cũng còn vài HS đạt điểm chưa tốt trong kỳ khảo sát đã được nhắc nhở, sắp xếp lịch riêng để bổ túc tăng cường, bù lấp những kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên nhắc nhở HS ôn tập nghiêm túc; có mặt đầy đủ trong các buổi học, cố gắng đạt kết quả tốt trong kỳ thi”.
Thầy Hoàng Chí Sỹ - Hiệu trưởng trường THPT Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ: “Hết ngày 3/7, các HS đã kết thúc ôn tập theo thời khóa biểu của nhà trường; tuy vậy, với HS có điểm số bài khảo sát chưa đạt, lực học chưa ổn, các thầy cô vẫn tiếp tục có lịch phụ đạo cho nhóm HS này đến ngày 6/7; lịch học có thể linh động vào chủ nhật, vào buổi tối để các HS tham gia đầy đủ”.
Theo thầy Sỹ, với những HS sức học đuối, BGH nhà trường phân công giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên phối hợp với gia đình nhắc nhở HS để phụ huynh cùng nhà trường đôn đốc con em học. Một điều rất mừng là căn cứ báo cáo của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn các lớp, đến thời điểm này, nhóm HS lực học yếu đã ý thức được tầm quan trọng của kỳ thi nên có nhiều cố gắng vươn lên; các em cũng hứa với thầy cô sẽ ôn và thi nghiêm túc để có kết quả tốt; vừa mở ra các cơ hội tương lai cho mình; vừa không phụ công sức dạy dỗ của các thầy cô.
Thầy cô sẵn sàng hỗ trợ HS
Dạy bổ túc cho nhóm HS có lực học đuối luôn là một thách thức không nhỏ với giáo viên bởi ý thức học tập của nhóm HS này không cao; đa phần mải chơi và không tự giác.
Cô Hán Thu Phương, giáo viên dạy Sử một trường THPT thuộc ngoại thành Hà Nội chia sẻ: “BGH nhà trường quan tâm đến tất cả HS, hướng dẫn giáo viên biên soạn tài liệu riêng để HS ôn thi; và sự quan tâm nhiều nhất luôn dành cho nhóm HS có lực học kém. BGH thường phân công giáo viên cốt cán- là những tổ trưởng bộ môn, giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt trực tiếp tham gia dạy nhóm HS này. Khi học online, BGH thường xuyên vào từng lớp kiểm tra để nắm được sỹ số, tình hình học tập của từng lớp, từng HS. HS nào không có mặt, lập tức sẽ gọi điện đến HS, đến gia đình để nhắc nhở các em tham gia tiết học”.
 Các thầy cô miệt mài bên các thiết bị, giáo án online để ôn tập cho HS lớp 12
Sau thời gian ôn tập online, nhiều HS yếu đã có tiến bộ hơn, số điểm khi cô giáo giao đề cũng đã tăng lên. Thấy HS tiến bộ là niềm hạnh phúc của giáo viên bởi những công sức thầy cô bỏ ra trong thời gian ôn thi trực tuyến cho HS lớp 12 là không nhỏ, đặc biệt là với nhóm HS yếu kém.
Được biết từ nay đến sát hôm thi (6/7), bên cạnh công tác tập huấn nghiệp vụ thi, diễn tập thi vào ban ngày thì buổi tối, một bộ phận các thầy cô vẫn kiên trì, cố gắng dành thời gian để ôn luyện cho HS với mong muốn 100% HS đỗ tốt nghiệp. Còn với các HS khác, bất cứ lúc nào cũng có thể tương tác, nhờ thầy cô tư vấn, hướng dẫn những thắc mắc trong bài tập, bài ôn của mình.
Chị Nguyễn Thị Hải, trú tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội, phụ huynh của HS năm nay thi tốt nghiệp THPT chia sẻ: “Con tôi sức học kém, tính lại mải chơi nên gia đình rất buồn và mệt mỏi. Tôi đi làm từ sáng đến chiều, còn không biết vào mạng nên không nhắc nhở con học được, mà nhắc cháu cũng không nghe nên hoàn toàn cậy nhờ các thầy cô giáo. Tôi biết các cô giáo rất sát sao với việc học của con; thường xuyên gọi điện cho bố mẹ trao đổi về việc con ôn tập. Tôi mừng vì kết quả thi thử của con đều đạt khoảng 5 điểm và chỉ mong con tiếp tục duy trì trong kỳ thi chính thức. Tôi rất cảm ơn các thầy cô vì đã quan tâm, vất vả theo sát con suốt thời gian qua”.
Vẫn biết học là cả hành trình nhưng những nỗ lực từng ngày, từng chút một đầy kiên nhẫn của cả thầy và trò trong quá trình học- ôn tập- tương tác online với nhóm HS yếu sẽ mang lại hiệu quả cho các em; để nỗi niềm tiếc nuối sẽ không còn, để tương lai của các em được khơi mở và để sự cố gắng, nỗ lực của thầy – trò trong thời gian qua được đáp đền bằng nụ cười hạnh phúc khi biết kết quả thi.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ