Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Theo dòng thể thao: Ai bảo vệ cầu thủ?

Kinhtedothi - Sự cố liên quan đến hai cầu thủ Long An bị cấm 2 năm thi đấu vì phản ứng tiêu cực đang đặt ra nhiều vấn đề nóng cần giải quyết ở nền bóng đá.

Phải nhấn mạnh rằng, việc xử lý hai cầu thủ này là cần thiết bởi vi phạm quá rõ ràng. Nhưng, vấn đề đặt ra là làm sao để những sự cố buồn không tái diễn và nếu có biến cố, ai sẽ bảo vệ cầu thủ.
Khi sự cố trên sân Thống Nhất diễn ra, ban lãnh đạo, huấn luyện viên và cầu thủ Long An đồng lòng công kích trọng tài. Thậm chí, người ta còn đòi hỏi phải truy đạo đức, tư tưởng của trọng tài. Nhưng, chỉ vài giờ sau đó, khi tham khảo các chuyên gia, nhận thấy trọng tài không sai khi bắt penalty và lo ngại phản ứng từ dư luận về hành động phi thể thao, ban lãnh đạo, ban huấn luyện đội bóng đã thay đổi thái độ 180 độ. Họ quay sang xin lỗi Ban tổ chức giải, người hâm mộ vì có những hành vi đi ngược lại tinh thần thể thao.
Nhiều người tự hỏi, tại sao Long An lại “nhũn như con chi chi” khi VFF bước vào giai đoạn nghị án? Và khi án được tuyên, tất cả đều hiểu, vì sao ban lãnh đạo đội bóng này chấp lùi một bước. Nói cụ thể hơn là, ban lãnh đạo đội bóng chấp nhận hy sinh các thành viên của mình nhằm tránh án phạt nặng dành cho tập thể. Thế nhưng, khi được nói lời sau cùng với Ban kỷ luật, ban lãnh đạo đội bóng khẳng định mình không kích động, xúi giục cầu thủ phản ứng. Lãnh đạo và đội bóng vô can trong vở bi hài kịch sân Thống Nhất. Và khi ấy, những cá nhân cầm đầu đương nhiên phải bị trảm. Đó là lý do vì sao án phạt rất nặng được tuyên cho Minh Nhựt và Quang Thanh.
Cầu thủ không được bảo vệ. Thậm chí, họ bị biến thành vật "tế thần" khi quyền lợi đội bóng đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng. Thực tế, cầu thủ Việt Nam nhận lương chuyên nghiệp nhưng chưa được học hành xử chuyên nghiệp. Họ cũng thiếu những tổ chức, cá nhân có đủ năng lực về pháp lý cũng như kinh nghiệm trong hậu trường nhằm bảo vệ mình khi hữu sự. Rất nhiều lần, vấn đề cầu thủ phải có người đại diện, hoặc trở thành thành viên của Hiệp hội cầu thủ đã được đặt ra. Thế nhưng, đến thời điểm này, chỉ có một vài cầu thủ quan tâm đến việc tìm kiếm những người đỡ đầu về pháp lý cho mình còn đại đa phần vẫn “tay bo” trong ràng buộc với đội bóng. Và ý tưởng thành lập Hiệp hội cầu thủ vẫn đang lơ lửng trên không trung khi cơ quan quản lý không quan tâm và bản thân cầu thủ cũng chẳng mặn mà.
Cầu thủ thì sợ phải chia sẻ nguồn lợi. Đội bóng thì không muốn làm việc với những người hiểu luật. Thế nên, khi xảy ra biến cố, cầu thủ là phía dễ bị tổn thương và thiệt hại nhất. Họ không có phương tiện và khả năng bảo vệ nghề nghiệp, danh dự của mình trước những biến cố lớn. Lúc ấy, vài lời than vãn trên báo chí cũng chẳng thể giải quyết được điều gì khi bản thân cầu thủ rơi vào thế yếu về pháp lý.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tuyển Việt Nam thi đấu giao hữu với Campuchia vào tháng 3/2025

Tuyển Việt Nam thi đấu giao hữu với Campuchia vào tháng 3/2025

08/02/2025 | 13:07

Kinhtedothi - Nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho tuyển Việt Nam hướng tới lượt trận đầu tiên tại bảng F trong khuôn khổ vòng loại cuối Asian Cup 2027, tuyển Campuchia được mời sang thi đấu giao hữu với tuyển Việt Nam dịp FIFA Days tháng 3/2025.

Thể thao Việt Nam tìm hướng đột phá

Thể thao Việt Nam tìm hướng đột phá

22/01/2025 | 12:39

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên thể thao thành tích cao Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 với hàng loạt mục tiêu quan trọng.

Chuyên nghiệp hóa taekwondo Hà Nội

Chuyên nghiệp hóa taekwondo Hà Nội

16/01/2025 | 16:14

Kinhtedothi - Khép lại năm 2024, taekwondo Hà Nội ngày càng phát triển rộng khắp, quy củ và chất lượng. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của taekwondo Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm được Liên đoàn Taekwondo Hà Nội đặt ra trong năm 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ