Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thí điểm mô hình chính quyền đô thị: Thực hiện tốt chức năng giám sát

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị về những định hướng, cách làm TP Hà Nội nên tập trung thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý theo mô hình chính quyền đô thị sau một năm thí điểm, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh đã có những đề xuất đáng quan tâm.

>>> Bài 1: Bộ máy chính quyền nhanh nhạy hơn

>>> Bài 2: Bất cập nảy sinh từ thực tiễn

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh

Định biên lại cho rõ, không nên máy móc

Thực tế có nhiều phường rất đông dân, cán bộ cơ sở phản ánh từ khi thực hiện chính quyền đô thị thì khối lượng công việc tăng rất nhiều, trong khi số cán bộ công chức (CBCC) không được bổ sung nhưng chưa được hưởng thêm ưu đãi gì. Theo ông, có giải pháp gì để xử lý vấn đề này?

- Đây là bài toán cần lời giải của cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo tôi, nên sớm tính toán lại Nghị định 92/NĐ-CP và sau này đã bổ sung bằng Nghị định 29/NĐ-CP về định biên CBCC của xã, phường. Hơn nữa, vừa qua tại Hà Nội đã sáp nhập một số phường với nhau, tạo ra phường quy mô lớn. Rõ ràng do nhu cầu bức thiết, không đủ người đáp ứng khối lượng công việc nên chính quyền vẫn phải loay hoay với bài toán này.

Theo tôi, mình không thể máy móc mà phải căn cứ vị trí việc làm (VTVL) để định biên lại cho rõ, theo đặc thù, nhất là với những đơn vị thuộc đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có trên dưới 1 vạn dân. Do khối lượng dân cư và khối lượng giao dịch quá lớn, kể cả một phường được tối đa định biên công chức theo quy định cũng không thể đáp ứng được, nhất là với những phường lớn có tới 6 vạn dân như phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng).

Nhiều ý kiến đặt ra vấn đề tăng lương cao hơn cho các VTVL tại các TP lớn, so với cùng vị trí đó tại các tỉnh, thành nhỏ nhưng tôi nghĩ, các đô thị lớn vẫn đòi hỏi đánh giá xem xét một cách đồng bộ. Một vị trí cần 3 người thì phải cho 3 nhưng thực tế nhiều nơi chỉ cho 1 người, cũng đã có những vị trí được 2 người song vẫn không đủ đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cần tính VTVL và khối lượng công việc, sau đó đến chuyện cho hưởng lương. Không thể tự nhiên cho tăng lương lên gấp đôi chỗ khác, mà cần thông qua VTVL để từ 1 người làm việc của 3 người thì tăng lên có 3 người làm vẫn ăn lương như thế, sẽ giải tỏa được.

Nhiều ý kiến cơ sở cho rằng, thị xã Sơn Tây hiện có cả xã và phường, nên việc thực hiện chính quyền đô thị, tạo sự khác biệt tổ chức bộ máy chính quyền giữa phường với xã; cơ chế chính sách, ngân sách cũng có khác nhau. Theo ông, nên giải quyết thế nào?

- Thực ra cứ vận hành theo cơ chế cũ, qua làm điểm rồi thực tế phát sinh thì mới bổ sung sửa đổi, không còn cách nào khác. Một chính quyền thị xã phải vận hành cả xã và phường, cần vận hành một thời gian rồi sau này nghiên cứu đầy đủ, chỉ rõ vướng mắc, tính toán cho đồng bộ.

Bởi cũng không thể chuyển mô hình xã thành phường và ngược lại, vì có thể vài năm tới, lại tính hướng phát triển thị xã Sơn Tây lên TP, bởi tôi được biết, khi tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020,

Hà Nội đã báo cáo và đề xuất, Bộ Chính trị đồng ý phương án đó, cũng cho thời điểm rồi. Nên việc thành lập TP Sơn Tây như mô hình “thành phố trong thành phố” Thủ Đức của TP Hồ Chí Minh không phải là không có khả năng.

Công chức bộ phận một cửa UBND phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng hướng dẫn, tiếp nhận giải quyết TTHC cho người dân. Ảnh: Thùy Linh  

Để mô hình phát huy hiệu quả

Với việc bỏ HĐND phường, nhiều nơi phản ánh UBND phường trở thành đơn vị dự toán thuộc UBND quận, không còn là một cấp ngân sách nên việc sử dụng ngân sách của UBND phường phải báo cáo qua cấp quận, làm giảm tính chủ động và kịp thời. Ý kiến của ông ra sao?

- Tôi nghĩ chỉ có cách quy định thế nào để cấp quận có thể bàn bạc nhanh hơn hoặc rút gọn thủ tục ở quận để quyết định nhanh việc sử dụng ngân sách của UBND phường nhưng quan trọng là năng lực của UBND phường cũng phải tăng lên. Nắm bắt thực tế, tôi thấy cũng đã có nhiều ý kiến đề nghị, sau một năm thí điểm không tổ chức HĐND phường, cho phép Hà Nội mở rộng mô hình chính quyền một cấp hành chính, vì nếu để HĐND thì tiếp tục có độ trễ.

Theo tôi, Hà Nội có thể bỏ HĐND quận như Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đã thực hiện. Riêng với TP thì nên giữ lại vì HĐND TP đang nắm vai trò quyết định rất mạnh, trong đó có cả ban hành chính sách; còn ở cấp huyện và cấp phường không ban hành mà hoàn toàn thực hiện theo cấp trên.

Trên cơ sở chính sách chung của Quốc hội thì HĐND tỉnh/TP cụ thể hóa, ban hành chính sách; tất cả các cấp khác chỉ cụ thể hóa và thực thi. Tiến tới Hà Nội cũng nên bỏ HĐND quận, chỉ còn cấp hành chính thôi, để đảm bảo bộ máy tinh gọn hiệu quả. Dần dần cần tính toán cấp huyện cho thí điểm chính quyền đô thị là phù hợp, vì bản chất đây là cấp trung gian thôi, mà tất cả do HĐND TP quyết định.

Vậy mấu chốt, để tiếp tục thực hiện hiệu quả mô hình chính quyền đô thị, Hà Nội cần tập trung vào những giải pháp nào, thưa ông?

- Tôi cho rằng tồn tại hiện nay cơ bản vẫn ở cấp phường. Vì thực tế không phải bỏ HĐND cấp phường làm tăng áp lực công việc cho UBND phường, do hai chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng bởi vốn dĩ các công chức chuyên môn của UBND phường đã bị quá tải công việc, càng quá tải khi một số phường nhập vào nhau, các tổ dân phố nhập vào nhau. Bản chất UBND phường là cơ quan thực thi, giao dịch hành chính, số dân nhiều hơn nên phải giải quyết công việc nhiều hơn, số lượng giao dịch với Nhân dân nhiều nhưng số CBCC không đáp ứng được.

Nhưng đúng là nếu trước đây HĐND phường có chức năng giám sát thì từ một năm qua không còn HĐND phường để thực hiện chức năng này, đòi hỏi vai trò quản lý điều hành của UBND phường phải tăng lên, MTTQ cũng cần tăng vai trò giám sát. Mấu chốt là HĐND quận và HĐND TP cần tăng cường vai trò, còn với UBND thì yêu cầu luôn luôn là nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, chất lượng đội ngũ CBCC, cải cách hành chính.

Cần tập trung vào vấn đề lớn nhất là thực hiện chức năng giám sát: Không có HĐND phường thì phải tăng cường MTTQ và nhất là tăng cường hơn nữa vai trò của HĐND quận, HĐND TP và cả Đoàn Đại biểu Quốc hội TP thực hiện giám sát. Trong đó, quan trọng là HĐND quận có trách nhiệm với các phường, tăng vai trò giám sát hơn nữa.

Xin cảm ơn ông!

 

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội mới đây đã ban hành và tổ chức quán triệt, triển khai Đề án số 15-ĐA/TU ngày 12/5/2022 về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại TP Hà Nội”.

Đề án xác định 7 nhóm chỉ tiêu cụ thể, trong đó đáng chú ý, phấn đấu 100% đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hàng năm, đặc biệt quan tâm đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND các cấp, tổ đại biểu HĐND cấp TP và cấp huyện tăng cường giám sát, khảo sát chuyên đề đảm bảo số lượng, chất lượng.

HĐND TP Hà Nội thích ứng linh hoạt phù hợp với chính quyền đô thị

HĐND TP Hà Nội thích ứng linh hoạt phù hợp với chính quyền đô thị

Quan tâm giải quyết bất cập trong thực hiện chính quyền đô thị

Quan tâm giải quyết bất cập trong thực hiện chính quyền đô thị

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

17/01/2025 | 09:20

Chia sẻ về mô hình giải quyết thủ tục hành chính “Phục vụ Nhân dân- vui Xuân đón Tết”, Trưởng Phòng Tư pháp Quận Hai Bà Trưng cho hay, dù rất vất vả nhưng trước sự ủng hộ, hài lòng của người dân từ dịp Tết năm ngoái, cán bộ công chức xác định tiếp tục không ngừng cố gắng...

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

09/01/2025 | 07:27

Kinhtedothi-Tròn 1 tuần từ khi hoạt động bộ máy chính quyền sau sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), các phường mới tại Quận Hai Bà Trưng phải giải quyết khối lượng công việc lớn hơn nhiều do số dân tăng cao, song thực tế chưa ghi nhận bất kỳ phản ánh hay phàn nàn, bức xúc của người dân...

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ