Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thí sinh diện đặc cách vẫn thênh thang cơ hội xét tuyển đại học

Kinhtedothi - Do tình hình dịch bệnh Covid- 19 tiếp tục có diễn biến phức tạp, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: TP Hồ Chí Minh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Đắk Lắk, Khánh Hòa… đã quyết định xét đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021 cho thí sinh (TS) đủ điều kiện thi đợt 2. Với những thí sinh thuộc diện đặc cách, chặng đường ôn thi để mở rộng cơ hội xét tuyển ĐH vẫn tiếp tục; và Bộ GD&ĐT luôn quan tâm, tạo điều kiện để đảm bảo công bằng cho tất cả TS…

Bền bỉ ôn thi
Là học sinh (HS) có học lực giỏi được đặc cách tốt nghiệp thuộc Hội đồng thi Hà Nội, Đỗ Thị Hải Linh, lớp 12A1, trường THPT Mỹ Đức B, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho biết: “Em đã ôn luyện vất vả suốt 3 năm qua để dồn sức vào thi tốt nghiệp với mong ước xét tuyển khối A vào khoa Dược học (ĐH Dược) và khoa Toán (ĐH Sư phạm Hà Nội). Khối A của 2 ngành này đều lấy điểm chuẩn ở mức trên 26 điểm vào năm học trước; trong khi điểm học bạ của em chỉ khoảng 25 điểm. Sau khi nhận được thông tin Hà Nội không tổ chức thi đợt 2, em đã chuyển hướng sang ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐH Quốc gia Hà Nội. Vì cấu trúc các bài thi này khác với các môn thi tốt nghiệp nên em đang tích cực sưu tầm tài liệu tham khảo để ôn luyện với mong muốn từ giờ đến lúc thi, kiến thức của em tương đối đủ và thực hiện tốt bài thi”.
 Nhiều thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp tiếp tục ôn thi- kỳ thi ĐGNL
Tương tự, em Nguyễn Thị Thủy Tiên, lớp 12A2, trường THPT Mỹ Đức B, huyện Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ: “Em xét tuyển khối A1 và đặt mục tiêu vào 2 trường: ĐH ĐH Kinh tế quốc dân và ĐH Quốc gia Hà Nội với các khoa: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính hoặc Marketing. Các ngành này điểm chuẩn khoảng 26,5- 27 điểm ở năm trước. Tuy nhiên, điểm học bạ của em chỉ tầm 24- 25 điểm. Giờ em đang chuyển hướng ôn luyện cho kỳ ĐGNL và em được bố mẹ, người thân động viên rất nhiều để ôn thi. Việc thích ứng trong điều kiện dịch bệnh là điều chúng em phải thực hiện trong thời gian này”.
Còn thí sinh diện đăc cách khác là em Hoàng Thị Vân Anh, lớp 12A12, trường THPT Chương Mỹ A, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho hay, em có nguyện vọng vào ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Do không được thi nên với điểm học bạ 24,77, em đã nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Em hy vọng sẽ có cơ hội đỗ và cũng mong các trường sẽ mở rộng tiêu chí và có thêm chỉ tiêu xét tuyển học bạ để những HS diện đặc cách như em được toại nguyện.
Công bố đề án tuyển sinh bổ sung trước 10/8
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, dự kiến có khoảng 10.000 thí sinh được xem xét đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT, chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Trong số đó, số ít thí sinh đã xét tuyển bằng các phương thức khác, còn hàng chục nghìn em được đặc cách nhưng chưa có căn cứ điểm để xét tuyển ĐH, CĐ.
Với phương châm đảm bảo quyền lợi cho tất cả thí sinh đặc cách tốt nghiệp được xét tuyển ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc điều chỉnh thời gian xét tuyển ĐH và yêu cầu các cơ sở đào tạo thực hiện điều chỉnh, bổ sung phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh dành riêng cho đối tượng thí sinh đặc cách. Tại văn bản có lưu ý các cơ sở đào tạo dành lại một số chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành/chương trình đào tạo tương ứng tỉ lệ thí sinh đặc cách có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Bộ GD&ĐT lưu ý, đối với các ngành/chương trình đào tạo có nhu cầu lớn, điểm chuẩn các năm trước cao và các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, cơ sở đào tạo có đề xuất bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh cho mỗi ngành/chương trình đào tạo tương ứng tỉ lệ thí sinh đặc cách trên tổng số thí sinh có nguyện vọng xét tuyển ĐH.
Về phương thức xét tuyển, Bộ đề nghị các cơ sở đào tạo điều chỉnh, bổ sung phương thức xét tuyển phù hợp với yêu cầu và tạo thuận lợi cho thí sinh, trong đó có phương thức xét tuyển dựa trên học bạ, kết quả kỳ thi ĐGNL của hai ĐH Quốc gia (dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 9/2021) và các phương thức khác (do cơ sở đào tạo quyết định và chịu trách nhiệm giải trình).
 Bộ GD&ĐT luôn quan tâm bảo đảm quyền lợi cho tất cả thí sinh
Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với hai trường ĐH Quốc gia và các địa phương tính toán, xác định thời gian, địa điểm thi ĐGNL cho nhóm đối tượng thí sinh đặc cách. Hai ĐH Quốc gia sẽ công bố các thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đăng ký dự kỳ thi ĐGNL kèm theo đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các cơ sở đào tạo có sử dụng kết quả kỳ thi.
Bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo công bố đề án tuyển sinh đã được bổ sung, điều chỉnh trước 10/8/2021; tổ chức cho thí sinh đặc cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo phương thức tuyển sinh của cơ sở đào tạo. Cơ sở đào tạo xét tuyển riêng với đối tượng thí sinh đặc cách đã được Bộ GD&ĐT công bố trên cơ sở chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh đã xác định theo hướng dẫn nói trên… Các cơ sở đào tạo thuộc khối an ninh, quốc phòng thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng….
Như vậy, Bộ GD&ĐT luôn quan tâm, tạo điều kiện, đảm bảo quyền lợi của tất cả thí sinh, đặc biệt là thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp để các em có cơ hội thực hiện được giấc mơ học tập và nghề nghiệp của mình trong tương lai. Thí sinh và gia đình cần vững tin, thường xuyên theo dõi thông tin từ Bộ GD&ĐT và các cơ sở đào tạo để biết rõ về chỉ tiêu, phương thức xét tuyển bổ sung; từ đó kịp thời chuẩn bị hồ sơ theo đúng nguyện vọng và đúng yêu cầu của cơ sở giáo dục.
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ