Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Bộ GD&ĐT chính thức đề xuất phương án 2+2
Kinhtedothi - Tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực diễn ra ngày 14/11, Bộ GD&ĐT chính thức đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Trước đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 3 phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm:
Phương án 1: Lựa chọn: 2 + 2: thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 ( Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Phương án 2: Lựa chọn: 3 + 2: môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Phương án 3: Lựa chọn: 4 + 2: 4 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12
Tại cuộc họp này, Bộ GD&ĐT chính thức đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Phương án 1. Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Với Phương 1, các thí sinh sẽ chỉ còn thi 4 môn (hiện nay thi 6 môn). Theo đó, đảm bảo những yêu cầu là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội; số buổi thi giảm 1 buổi còn 3 buổi gọn nhẹ hơn, giảm áp lực và đỡ tốn kém cho xã hội.
Phương án thi này không gây ra sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay. Tạo điều kiện giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018.
Cũng theo ông Phạm Ngọc Thưởng, việc lựa chọn 2 trong số 9 môn học để thi, sẽ có 36 cách thức lực chọn khác nhau, tạo điều kiện để thí sinh lựa chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của thí sinh. Thí sinh có thể lựa chọn tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Theo Bộ GD&ĐT, mục đích tổ chức thi theo phương án này nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người chọ theo mục tiêu của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT, cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.
Tham gia hội nghị, nhiều chuyên gia, nhà giáo dục bày tỏ quan điểm đồng tình với đề xuất của Bộ GD&ĐT; đồng thời cho rằng Bộ cần có ngân hàng đề lớn, đủ độ tin cậy; áp dụng công nghệ thông tin vào tổ chức thi...
Về vấn đề học sinh có thể học chỉ tập trung vào các môn thi, các chuyên gia lưu ý: Để hạn chế tình trạng “học môn này bỏ môn kia”, các nhà trường cần tăng cường việc dạy học, giải quyết vấn đề từ các thầy cô, có sự cố gắng ủng hộ từ các thầy cô.
Theo các thành viên hội đồng, việc lựa chọn phương án thi nào cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tạo điều kiện để thí sinh có định hướng nghề nghiệp năng lực, sở thích và điều kiện, hoàn cảnh của thí sinh.
Làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
Kinhtedothi – Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra đảm bảo thành công, an toàn, đúng quy chế, Bộ GD&ĐT đã đưa ra một số lưu ý về công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi.
Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Phương án nào được lựa chọn nhiều nhất?
Kinhtedothi – Tính đến thời điểm hiện tại, kết quả lấy ý kiến về phương án số môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GD&ĐT chủ trì thực hiện cho thấy: Phương án 3+2 (thi 3 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn) được sự đồng thuận cao nhất.
Hà Nội: Chuẩn bị tốt nhân lực tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
Kinhtedothi – Hà Nội sẽ chuẩn bị chu đáo và tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn TP theo hướng giữ ổn định cơ bản như năm 2023; tiếp tục tham gia xây dựng và tích cực truyền thông về phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.