Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị trường gạch ốp lát: Cuộc chiến bảo vệ thương hiệu

Kinhtedothi - Sau một thời gian bị gạch Trung Quốc lấn lướt, hiện sản phẩm gạch ốp lát trong nước đang dần chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, trên thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) tình trạng nhái mẫu mã, thương hiệu vẫn đang diễn ra khiến người tiêu dùng bị vi phạm quyền lợi, DN làm ăn chân chính sụt giảm doanh số, thương hiệu bị bôi bẩn.
Hàng nội giành lại thị trường

Cách đây vài năm, gạch ốp lát Trung Quốc với lợi thế về chủng loại, phong phú về màu sắc đã chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nhưng thời gian gần đây, sản phẩm nhập ngoại này không còn được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng mà chuyển sang sản phẩm do DN Việt Nam sản xuất. Anh Nguyễn Hà, chủ một cửa hàng kinh doanh VLXD trên đường Khuất Duy Tiến cho biết, gạch ốp lát Trung Quốc có giá từ 284.000 - 980.000 đồng/m2, nhưng chất lượng kém hơn hàng Việt do nhanh xuống mầu, không bền nên người tiêu dùng ít lựa chọn. Hiện, gạch ốp lát Trung Quốc chỉ chiếm khoảng từ 5 - 10% doanh số cửa hàng”.
 Sản xuất gạch ốp tại Nhà máy Viglacera.
Khảo sát cho thấy, trên thị trường VLXD có tới hơn 20 thương hiệu gạch ốp lát Việt Nam với nhiều mức giá đáp ứng mọi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Ở phân khúc bình dân có thương hiệu Prime, Vitto, Vina Sky, Dacera, Mikado, Tasa… giá dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/m2 tùy loại; Các thương hiệu cao cấp như Viglacera, Đồng Tâm, Bạch Mã… có giá từ 135.000 – 250.000 đồng/m2. Những thương hiệu gạch ốp lát Việt được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và ưa chuộng nhất hiện nay là Prime, Viglacera, Đồng Tâm, Thạch Bàn...

Để có được thành công này các DN sản xuất gạch ốp lát đã đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng chuyên biệt, sáng tạo mẫu mã mới, hạ thấp giá thành sản phẩm, qua đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm với hàng ngoại nhập. Từ đó đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng… giúp các DN sản xuất gạch ốp lát lớn mạnh, khẳng định vị thế trên thị trường. Theo Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, cả nước có khoảng 40 DN sản xuất gạch men ốp lát với công suất gần 500 triệu m2/năm, qua đó đưa Việt Nam là nước đứng thứ 6 thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về sản phẩm này và là nước xuất khẩu gạch ốp lát nằm trong top 10 thế giới.

Doanh nghiệp cần hợp tác chống hàng giả, nhái

Với việc gạch ốp lát Việt được người tiêu dùng ưa chuộng, nên trên thị trường hiện nay đã xuất hiện một số thương hiệu gạch ốp lát bị nhái nhãn mác. Điển hình là vụ Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia (Bà Rịa – Vũng Tàu) tố cáo sản phẩm gạch men ốp lát mang nhãn hiệu “Royal” đang bị Công ty CP Đầu tư Royal Việt Nam (Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) sản xuất nhái nhãn mác.

Vụ việc đã được Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, UBND tỉnh Hưng Yên kiểm tra, làm rõ. Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc tương tự diễn ra trong thời gian qua. Điều này đòi hỏi để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, các DN cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Điều này không chỉ giúp xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm nội mà còn tạo môi trường để DN cạnh tranh lành mạnh. Chỉ khi thị trường minh bạch, người tiêu dùng không quay lưng, DN nội địa mới có thể phát triển bền vững.

Đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, cơ quan này đang tập trung vào các nội dung kiểm tra về đăng ký kinh doanh, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; về quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của sản phẩm); các quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm; việc ghi nhãn sản phẩm, niêm yết giá và bán hàng theo niêm yết. Thực hiện triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa nhập lậu.

"Mặc dù lực lượng QLTT Hà Nội đã vào cuộc và xử lý vấn đề trên. Tuy nhiên, tại địa bàn tỉnh Hưng Yên - nơi có công ty được coi là sản xuất gạch nhái nhãn hiệu Royal các cơ quan chức năng vẫn chưa có ý kiến về việc Công ty CP Đầu tư Royal Việt Nam sản xuất hàng nhái nhãn mác. Điều này gây khó cho lực lượng chức năng trong hoạt động chống hàng giả, nhái nhãn mác." - Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội Nguyễn Công San

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ