Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị trường làm đẹp ảm đạm ngày cận Tết

Kinhtedothi – Cuối năm được xem là “mùa ăn nên làm ra” của dịch vụ làm đẹp (làm tóc, nail, spa…). Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến lượng khách hàng đi làm đẹp giảm đáng kể, nhiều chủ hàng không khỏi lo lắng, buồn rầu.

Lượng khách giảm 30% so với mọi năm

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Nhâm Dần. Thông thường, đây sẽ là “mùa ăn nên làm ra” của các cơ sở làm đẹp. Nhưng do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội trong thời gian gầy đây, khiến khách hàng e ngại đến các điểm làm đẹp.

Lượng khách hàng của dịch vụ làm đẹp dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 giảm mạnh

Anh Hoàng Bảo Nam, chủ một hiệu cắt tóc có tiếng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Thông thường, vào mỗi dịp cận Tết, quán của tôi làm từ 8 giờ sáng đến 12 giờ đêm vẫn chưa hết việc. Còn năm nay thì lượng khách giảm đáng kể. Hiện tại cơ sở chỉ nhận 50% lượng khách để đảm bảo phòng dịch. Khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ sẽ đặt lịch trước để bên salon xếp lịch và chia các khung giờ khác nhau để tránh tụ tập đông người, đảm bảo an toàn”.

Anh Nam chia sẻ thêm, dịch Covid-19 kéo dài khiến nhu cầu làm đẹp của khách hàng giảm một cách rõ rệt, so với mọi năm thì giảm 30%. Vì vậy doanh thu của salon bị ảnh hưởng khá nhiều. Tuy nhiên, cơ sở vẫn cố gắng để có thể duy trì vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Không chỉ riêng salon tóc của anh Nam, ế ẩm là tình trạng chung của nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ này trên địa bàn Hà Nội. Mặc dù vắng khách, nhưng các cơ sở cũng đặc biệt chú ý tới công tác phòng chống dịch Covid-19, vừa phục vụ nhu cầu làm đẹp của khách hàng, vừa đảm bảo thực hiện đúng các quy định trong phòng, chống dịch bệnh.

Khảo sát nhanh nhu cầu làm đẹp của khách hàng trong thời thời gian cận Tết, nhiều người chia sẻ do số ca nhiễm mỗi ngày ở Hà Nội không ngừng tăng lên, nên nhiều người xác định năm nay sẽ đón Tết cùng gia đình tại nhà thay vì ra ngoài du lịch hay du xuân. Một phần nữa cũng do kinh tế bị ảnh hưởng nên mọi người không sẵn sàng chi tiền để làm đẹp.

Linh hoạt dịch vụ làm đẹp

Theo ghi nhận của phóng viên, ngoài salon tóc, các tiệm nail, spa và cơ sở thẩm mỹ lớn nhỏ trên địa bàn cũng chịu tình cảnh vắng khách không kém. Chị Vân Anh, chủ tiệm Nail ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã phải đóng tiệm nail của mình trước dịp Tết do không đủ khả năng để duy trì.

Lý do chính cho bức tranh ảm đạm này là tâm lý sợ lây lan của dịch bệnh covid-19 của người dân. Để khắc phục điều này, nhiều cơ sở làm đẹp đã thay đổi mô hình kinh doanh của mình để phù hợp với nhu cầu làm đẹp cũng như bảo đảm an toàn tuyệt đối trong phòng chống dịch.

Thay vì đóng cửa hoàn toàn, chị Vân Anh đã lựa chọn mở dịch vụ nail đến tận nhà khách hàng, thay vì đến tập trung tại cửa hàng như thông thường. Chị Vân Anh nói: “Vì dịch bệnh nên lượng khách đến cửa hàng cũng ít, cho nên tôi đã chuyển hẳn sang dịch vụ đến tận nhà. Hình thức này giúp tôi chủ động trong vấn đề thời gian, cũng như kiểm soát được lượng khách. Trong khoảng thời gian không có các lịch hẹn tôi có thể làm được các công việc khác nhau để kiếm thêm nguồn thu nhập”. Giá một bộ nail dao động từ 80.000 - 300.000 đồng tùy theo mẫu mà khách lựa chọn. Về cơ bản, giá các dịch vụ không có nhiều biến động trước và sau Tết.

Chị Phạm Thúy Ngân, một khách quen của tiệm nail vui vẻ, chia sẻ: “Tôi cảm thấy an tâm với dịch vụ làm tại nhà lần này của chị Hà bởi như vậy sẽ hạn chế tối đa việc ra đường khi không cần thiết và tiếp xúc với nhiều người”.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để chuẩn bị cho một cái Tết thật vui vẻ, không chỉ các cơ sở làm đẹp mà cá nhân mỗi người cũng cần thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch một cách an toàn và hiệu quả.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ