Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị trường nấm ăn: Nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ

Kinhtedothi - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội vừa kết thúc đợt thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh nấm ăn trên địa bàn TP. Qua đó đã phát hiện và xử lý một số vi phạm, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng Thủ đô.

Nấm nhập khẩu cũng có sai phạm

Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội có rất nhiều ý kiến phản ánh, tranh luận xung quanh hiện tượng trà trộn nấm nhập khẩu giả làm nấm sản xuất tại Việt Nam để đánh lừa người tiêu dùng. Không những thế, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng nhận được một số đơn thư tố cáo của công dân liên quan đến vấn đề này. Trước bức xúc của người dân, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội đã thành lập các đoàn thanh tra, phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) - Công an TP và Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tiến hành thanh kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu nấm trên địa bàn Hà Nội.
 Kiểm tra đột xuất hoạt động sơ chế, đóng gói nấm tại Công ty CP Nấm Việt. 
Đối với sản phẩm nấm nhập khẩu, đơn vị đầu tiên được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội tiến hành thanh tra chuyên ngành là Công ty CP Biovegi Việt Nam, có trụ sở tại số 55 ngõ 140/1, Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân. Đây là đơn vị nhập khẩu nấm và quả tươi lớn cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành. Kết quả thanh tra cho thấy, công ty đã cung cấp đầy đủ hồ sơ nhập khẩu cho các sản phẩm đang kinh doanh. Kiểm tra điều kiện bảo quản sản phẩm tại kho hàng của công ty trên phố Tân Ấp, phường Phúc Xá, quận Ba Đình và tại kho lạnh của Công ty TNHH An Việt Hà Nội (Mê Linh), Đoàn thanh tra đã yêu cầu công ty tăng cường công tác vệ sinh kho. Qua lấy mẫu kiểm nghiệm cho thấy, các mẫu nấm của Công ty CP Biovegi Việt Nam đều đảm bảo ATTP đối với chỉ tiêu phân tích.

Đáng chú ý, qua kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mân Tiền, địa chỉ tại Kho B7 cảng Hà Nội, số 68 đường Nguyễn Khoái, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện một số sai phạm. Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại kho của công ty có 2 lô sản phẩm mộc nhĩ đen và nấm hương không có tem nhãn nhận diện, không có nhãn sản phẩm theo quy định với tổng khối lượng gần 14 tấn. Phụ trách bộ phận Tham mưu thanh tra chuyên ngành Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội Lê Trung Kiên cho biết, tại thời điểm kiểm tra, lãnh đạo Công ty Mân Tiền vắng mặt nên không xuất trình được hồ sơ nguồn gốc của 2 lô hàng này. Sau khi phía công ty cung cấp bổ sung hồ sơ nhập khẩu, Đoàn kiểm tra đã đề xuất Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với DN này về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Tăng cường kiểm tra

Cùng với sản phẩm nấm nhập khẩu, hoạt động thanh kiểm tra còn được triển khai đối với các loại nấm ăn được sản xuất trong nước. Trung tuần tháng 7/2017, Đoàn kiểm tra liên ngành theo Quyết định số 863/QĐ-QLCL của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại Công ty CP Nấm Việt có cơ sở bảo quản, sơ chế, đóng gói tại số 31 ngõ 169 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Tại thời điểm kiểm tra, công ty đã cung cấp được toàn bộ hồ sơ nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm nấm tươi do các cơ sở sản xuất trong nước mà công ty đang kinh doanh. Kiểm tra điều kiện bảo quản, sơ chế, đóng gói nấm tươi của công ty, Đoàn kiểm tra đã yêu cầu bổ sung một số trang thiết bị, sắp xếp lại hàng hóa và thực hiện việc ghi nhãn sản phẩm theo đúng quy định.
 
Đáng chú ý, Đoàn kiểm tra phát hiện Công ty CP Nấm Việt chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho hoạt động bảo quản, sơ chế, đóng gói nấm tươi các loại tại địa chỉ số 31 ngõ 169 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Đồng thời, chưa thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Đoàn kiểm tra đã đề xuất Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Nấm Việt về các hành vi vi phạm trên.

Ngay sau Công ty CP Nấm Việt, Đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội chủ trì đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH Hai thành viên thực phẩm Lý tưởng Việt Nam. Đây cũng là một trong những đơn vị kinh doanh nấm được nhắc đến trên các diễn đàn, mạng xã hội liên quan tới việc nhập nhèm nguồn gốc giữa sản phẩm nấm nhập khẩu và nấm sản xuất trong nước. Công ty này có hoạt động sơ chế đóng gói nấm và chế biến thực phẩm có nguyên liệu chính từ nấm tại số 46 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, công ty đã cung cấp được hồ sơ nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm nấm đang kinh doanh. Bên cạnh đó, các sản phẩm nấm tươi, nấm chế biến của công ty này đã được xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và thực hiện kiểm nghiệm định kỳ theo quy định.

Tuy nhiên, Đoàn kiểm tra đã phát hiện 2 lô sản phẩm ruốc nấm hương Lý tưởng và bánh đa nấm của Công ty TNHH Hai thành viên thực phẩm Lý tưởng Việt Nam có nhãn sản phẩm không đúng theo quy định. Đoàn kiểm tra đề xuất xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty về các hành vi vi phạm trên và yêu cầu công ty thực hiện việc ghi nhãn sản phẩm theo đúng quy định. Cùng với đó, qua kiểm tra điều kiện thực tế bảo quản, chế biến nấm của công ty, Đoàn kiểm tra đã yêu cầu phải thường xuyên vệ sinh, xả đông các tủ bảo quản. Đồng thời thực hiện việc ghi tem nhãn nhận diện cho nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu sơ chế đang bảo quản chờ sản xuất.

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội Trần Mạnh Giang cho biết, thời gian tới, Chi cục sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan như ngành Y tế, Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra Sở NN&PTNT để kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh nấm trên địa bàn TP. Ông Giang nhấn mạnh, ngoài việc hướng dẫn các cơ sở chấp hành đúng các quy định về ATTP, nếu phát hiện vi phạm, Chi cục sẽ xử lý nghiêm để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Hiện nay, trên thị trường đang có sự chênh lệch khá đáng kể giữa giá nấm sản xuất trong nước và nhập khẩu. Đơn cử, với sản phẩm nấm đùi gà, tại các chợ đầu mối Long Biên, Minh Khai được bán với giá 30.000 – 38.000 đồng/kg, bảo quản được trong vòng 45 – 60 ngày trong điều kiện nhiệt độ 1 – 50C theo giới thiệu của nhà sản xuất. Trong khi đó, nấm đùi gà sản xuất trong nước có giá 90.000 – 100.000 đồng/kg, mẫu mã không đẹp, lại chỉ bảo quản được 5 – 15 ngày trong điều kiện 1 – 50C. Điều này khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi về chất lượng, nguồn gốc thực sự của sản phẩm nấm nhập khẩu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ