Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị trường ngày Tết Đoan Ngọ: Trái cây rẻ hơn nhiều so với mọi năm

Kinhtedothi – Hôm nay 3/6 – cũng là ngày Tết Đoan Ngọ 5/5. Dạo quanh thị trường, các loại trái cây thường được người dân chọn mua thắp hương trong ngày này như mận hậu, vải thiều giá đều thấp hơn rất nhiều so với mọi năm.

Giá mận tại chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. (Ảnh chụp tại chợ Thành Công)

Theo dân gian, vào ngày này người dân sẽ dâng lên ban thờ thắp hương tổ tiên các loại trái cây ở vụ mới, có vị chua để cầu cho gia chủ bình an. Với những người nông dân, dâng các loại trái cây trong vụ mới còn cầu cho mùa màng tươi tốt, cây trái tiếp tục cho vụ sau sai quả, ít sâu bệnh và được giá. Sau khi thắp hương, người dân thường thụ lộc để giết sâu bọ cầu mong cho bản thân luôn mạnh khỏe, tránh được ốm đau, bệnh tật.

Theo khảo sát của phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị tại một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội và siêu thị Co.opmart, các loại trái cây như mận hậu, vải thiều giá đều rẻ rất nhiều so với mọi năm.

Cụ thể, tại chợ Xanh Văn Quán, chợ Hà Đông, mận hậu và vải thiều có giá bán dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg.

Tại Co.opmart còn khuyến mại giảm giá sâu cả mận và vải thiều trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Tại chợ Thành Công (Đống Đa) giá mận hậu và vải thiều đều có giá 40.000 đồng/kg.Theo một tiểu thương ở chợ Thành Công, cho biết: Năm nay giá vải thiều và mận hậu rẻ rất nhiều so với nhiều năm trước. Trong đó, mận hậu rẻ hơn khoảng từ 30.000 – 60.000 đồng/kg so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Người này chia sẻ thêm: Nguyên nhân là do, năm nay mận và vải đều ra trái muộn nên đến thời điểm này mới đang vào chính vụ. Sản lượng nhiều nên giá rẻ. Đặc biệt là mận, mọi năm thời điểm này mận hậu đã vào cuối vụ. Trái mận to, ngon và ngọt hơn và sản lượng không còn nhiều nên giá cao. Năm 2021, dịp này có những chỗ bán đến 100.000 đồng/kg mận, ở chợ giá mận có khi đến 80.000 đồng/kg.

Khá đông người mua mận, vải thiều ở chợ Xanh Văn Quán.

Bà Nguyễn Thị Mai (ở quận Hà Đông) cho biết, năm nào tôi cũng mua các loại trái cây là mận, vải thiều, cái rượu nếp về thắp hương trong dịp Tết Đoan Ngọ. Năm nay giá các loại trái cây rẻ hơn nhiều so với mọi năm. Vải thiều mọi năm vào thời điểm này có khi lên đến 60.000 – 70.000 đồng/kg, năm nay chỉ bán 30.000 – 35.000 đồng/kg.

Rượu nếp cẩm và nếp trắng không tăng giá.

Khảo sát tại siêu thị Co.opmart cho thấy, giá các loại trái cây kể trên cũng thấp hơn so với mọi năm. Cụ thể, mận hậu Mộc Châu (Sơn La) có giá niêm yết trước đó là 29.900 đồng/kg. Nhưng nhân dịp Tết Đoan Ngọ siêu thị này đã giảm giá hỗ trợ người tiêu dùng xuống còn 26.900 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg. Cùng với đó, giá vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng được siêu thị Co.opmart giảm mạnh từ giá gốc 49.000 đồng xuống còn 34.900 đồng/kg.

Các hàng hóa sáng nay được người dân mua nhiều ngoài 2 loại quả trên còn có cái rượu và hoa tươi. Các mặt hàng này đều giữ giá so với trước đó. Cụ thể, giá hóa cúc đơn bông có giá từ 50.000 – 60.000 đồng/chục tùy theo nơi bán. Rượu nếp cẩm và nếp trắng đồng giá 10.000 đồng/cốc nhỏ và 20.000 đồng/cốc to...

Con phố rợp màu tím bằng lăng ở Hà Đông

Con phố rợp màu tím bằng lăng ở Hà Đông

Hà Đông: Đẩy mạnh quảng bá văn hóa qua SEA Games 31

Hà Đông: Đẩy mạnh quảng bá văn hóa qua SEA Games 31

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ