Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 21/11:

Thị trường tăng 12 điểm, một tổng giám đốc đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu

Kinhtedothi - Cổ phiếu trụ kéo thị trường tăng ngoạn mục 12 điểm cuối phiên, trong khi đó, một tổng giám đốc đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu của công ty để tăng tỷ lệ sở hữu.

Cổ phiếu trụ thăng hoa kéo thị trường tăng gần 12 điểm

Sau khi lình xình vào đầu phiên, sang phiên chiều, VN-Index bất ngờ đảo chiều tăng trước lực kéo mạnh từ nhóm cổ phiếu trụ. Đóng cửa phiên 21/11, VN-Index bật tăng 11,79 điểm lên 1.228,33 điểm. Dù vậy, thanh khoản trên toàn thị trường vẫn đi ngang ở mức thấp với giá trị khớp lệnh đạt vỏn vẹn 13.444 tỷ đồng.

Nhìn chung nhóm vốn hóa lớn đóng góp nhiều nhất cho chỉ số chung. CTG dẫn đầu khi tăng 2,9% với thanh khoản gần 270 tỷ đồng. Theo sau là các mã VPB, MWG, TCB, MBB, HVN, BID...

Xét về nhóm ngành, nhóm viễn thông khởi sắc với mức tăng 6,39% toàn ngành, dẫn đầu thị trường. Trong đó, VGI tăng mạnh 7,3% lên 82.400 đồng/cp, thanh khoản đạt hơn 1 triệu đơn vị. TTN cũng ghi nhận mức tăng 4,3%, MFS tăng 2,5%, FOX tăng 2,4%.

Nhóm bán lẻ với sắc xanh áp đảo, toàn ngành tăng 2,7%. MWG và FRT tăng hơn 3% với thanh khoản lần lượt 8,2 triệu đơn vị và gần 1 triệu đơn vị. Các mã DGW, PET, AFX cùng tăng hơn 1%, DHT tăng 2,4%.

Một số ngành tăng điểm tích cực còn có hóa chất tăng 1,3%, chứng khoán tăng 1,01%, ngân hàng tăng 1,1%, tài nguyên cơ bản tăng 0,8%, bất động sản tăng nhẹ 0,27%.

Tại nhóm hóa chất, cổ phiếu DPM ghi nhận mức tăng 3,1% lên 34.850 đồng/cp, thanh khoản đạt 3,2 triệu đơn vị. Các mã DCM, GVR, DDV, CSV, VTZ tăng từ 1,3 – 2,6%. Trong khi đó, RDP gây sức ép với mức giảm sàn 6,4%, khớp 2,1 triệu đơn vị.

Nhóm chứng khoán và ngân hàng một số mã nổi bật như SSI tăng 1,2%, VIX tăng 2%, HCM tăng 1,3%, ORS tăng 1,5%, VCI tăng 1,5%, VPB tăng 2,7%, TCB tăng 1,5%, STB tăng 2%, CTG tăng 2,9%,…

Trong khi đó, nhóm bất động sản với VHM, NVL, KBC, TCH, DIG, VIC đứng tham chiếu. VHM ghi nhận thanh khoản sôi động với 34,4 triệu đơn vị, đứng đầu thị trường. Các mã đóng cửa trong sắc xanh như DGX, VRE, DXS, PDR, KHG. Nổi bật có DXS ghi nhận mức tăng mạnh 6,4%, khớp 3,8 triệu đơn vị.

Tại nhóm hàng và dịch vụ công nghiệp, VTP và VHG đồng loạt đóng cửa trong sắc tím. GEX tăng mạnh 3,7% lên 18.100 đồng/cp cùng thanh khoản 10,6 triệu đơn vị. Các mã VSC, HAH. VOS ghi nhận mức tăng lần lượt 1,3%, 1,5% và 2,4%.

Về giao dịch nước ngoài, khối ngoại vẫn chưa dứt chuỗi “xả hàng” mạnh tay cổ phiếu Việt Nam, nhóm này bán ròng với giá trị lên tới 921 tỷ đồng trên toàn thị trường. Tại chiều bán, cổ phiếu VHM chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị bán ròng 587 tỷ đồng. Bên cạnh đó, loạt cổ phiếu bluechips bị "xả" mạnh bao gồm: SSI (-130 tỷ); HPG (-118 tỷ) và MWG (-105 tỷ). Ngược chiều, cổ phiếu CTG, TCB, VPB, FPT,... được khối ngoại mua ròng mạnh nhất song giá trị chỉ khoảng vài chục tỷ đồng.

Tổng Giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Đức Mạnh - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu trong thời gian từ 2-31/12/2024. Nếu thành công, ông Mạnh sẽ tăng tỷ lệ sở hữu vốn Công ty từ 8,01% (9,83 triệu cổ phiếu) lên mức 8,83% (10,83 triệu cổ phiếu).

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu TNG đang được giao dịch ở mức 24,400 đồng/cp trong phiên sáng 21/11 - điều chỉnh giảm theo tỷ lệ tạm ứng cổ tức đợt 2/2024 bằng tiền là 4%. Chiếu theo mức giá này, ước tính ông Mạnh phải chi hơn 24 tỷ đồng để mua được số lượng cổ phiếu đăng ký.

Động thái mua thêm cổ phiếu của sếp Tổng TNG diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu TNG nối dài đà tăng từ tháng 11/2022. Riêng năm 2024, giá cổ phiếu TNG đã tăng hơn 39% so với đầu năm.

Giá cổ phiếu TNG diễn biến tích cực đồng pha với tăng trưởng lợi nhuận. Trong 9 tháng đầu năm 2024, TNG đạt 5,884 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 8% so với cùng kỳ, mạnh hơn mức tăng của giá vốn (tăng 4% so với cùng kỳ), dẫn đến biên lãi gộp được nới rộng từ 13% lên 15%. Qua đó, Công ty lãi ròng gần 241 tỷ đồng, tăng 47%. Đây cũng là mức lãi 9 tháng cao nhất từ trước đến nay của TNG.

Năm 2024, TNG đặt mục tiêu đạt 7,900 tỷ đồng doanh thu và 310 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 11% và 42% so với kết quả 2023. Như vậy, Công ty thực hiện được 74% chỉ tiêu doanh thu và 78% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.

Với lượng đơn hàng đủ sản xuất đến cuối năm, cùng với việc vừa đưa vào hoạt động thêm 45 chuyền may, TNG đang tuyển thêm khoảng 3.000 lao động, sẵn sàng nhận thêm đơn hàng thời gian tới.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháng 1/2025, thu hút FDI tăng 48,6%

Tháng 1/2025, thu hút FDI tăng 48,6%

05/02/2025 | 12:04

Kinhtedothi - Tháng 1/2025, tổng vốn FDI đăng ký hơn 4,3 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ, vốn thực hiện trên 1,5 tỷ USD, tăng 2%.

Vàng tăng dữ dội, người dân xếp hàng mua

Vàng tăng dữ dội, người dân xếp hàng mua

05/02/2025 | 11:56

Kinhtedothi - Giá vàng trong nước sáng 4/2 tiếp đà tăng mạnh, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng. Bất chấp giá vàng liên tục phá đỉnh cũ, người dân xếp hàng dài tại nhiều cửa hàng vàng tại Hà Nội để mua vào.

Thách thức điều hành chính sách tiền tệ

Thách thức điều hành chính sách tiền tệ

05/02/2025 | 11:45

Kinhtedothi- Năm 2025 được dự báo tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức với kinh tế Việt Nam nói chung và với điều hành chính sách tiền tệ nói riêng.

Thị trường vàng ngóng khai xuân

Thị trường vàng ngóng khai xuân

03/02/2025 | 23:22

Kinhtedothi- Hôm nay 3/2, tức mùng 6 Tết, các đơn vị kinh doanh vàng mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Dự báo giá vàng còn tăng và lượng khách sẽ đông đúc hơn trước kỳ nghỉ lễ.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ