Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị trường vật liệu xây dựng "nóng" từng ngày do nhu cầu sửa chữa tăng cao

Kinhtedothi - Bão số 3 đi qua đã gây thiệt hại lớn khiến nhu cầu sửa chữa nhà ở gia tăng. Nhiều đại lý ghi nhận nhu cầu mua sắm vật liệu xây dựng của người dân đang tăng lên những ngày gần đây.

Sau bão, nhiều đại lý buôn bán VLXD trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn bán đúng theo giá niêm yết.

Đơn sửa chữa tăng nóng

Anh Xuân Trường - chủ một đại lý VLXD tại đường Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) cho biết, những ngày gần đây, vì ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến nhu cầu của người dân về sửa chữa nhà ở, cơ sở sản xuất... đang tăng mạnh. Chủ yếu liên quan đến vấn đề mái tôn bị dột, hư hỏng hoặc mưa to gây thấm tường cần phải xử lý.

"Khối lượng công việc tăng lên khá nhiều, mỗi ngày đều có người gọi điện đến cần khắc phục sự cố liên quan đến mái tôn, xử lý chống thấm... Tôi cũng đôn đốc anh em cố gắng hỗ trợ gia đình nhanh nhất có thể, vì thời tiết gần đây nắng mưa thất thường, nếu không khắc phục nhanh thì mất thêm thời gian sửa chữa" - anh Trường chia sẻ.

Trong khi đó, chủ nhiều đại lý bán VLXD tại các khu vực như Hoàng Quốc Việt, Kim Ngưu, Đại La, Mỹ Đình..., đều nhìn nhận, sau bão số 3, nhu cầu của người dân về khắc phục sự cố thủng dột, cắt tỉa cành cây đổ gãy; mua bán các sản phẩm tôn, vật liệu xây dựng, keo dán tường... tăng rất cao.

Ông Nguyễn Tiến Sang - chủ cơ sở sắt thép tại khu vực Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) cho biết, những ngày vừa qua, cửa hàng kín lịch sửa chữa bởi đặt đơn hàng tăng mạnh. Vì số lượng thợ có hạn nên không thể đáp ứng được hết nhu cầu sửa chữa, nhiều trường hợp phải từ chối khách hàng ở xa.

"Hiện tại lịch hẹn sửa chữa cuối tuần của chúng tôi đều có người đặt trước, phải sang tuần mới nhận thi công tiếp. Đa số sửa chữa, gia cố lại mái tôn do trước đây nhiều gia đình lắp đặt qua loa, đã xuống cấp hoặc chọn sản phẩm kém chất lượng dẫn tới không đủ độ dày khi gặp bão có sức gió lớn khiến bật mái tôn, hoặc cây đổ gây thủng mái" - ông Sang cho hay.

Giá vật liệu đang thấp

Mặc dù trong lúc nhu cầu sửa chữa, mua vật liệu của người dân tăng cao nhưng các chủ cơ sở đều cố gắng hỗ trợ người dân khi vẫn bán đúng theo giá niêm yết, gửi trước báo giá khi có nhu cầu nhằm sửa chữa nhà cửa để ổn định sau cơn bão.

Anh Trần Quốc Thắng – phụ trách kinh doanh Tổng đại lý VLXD tại Đại Mỗ (Nam Từ Liêm) cho biết, mặc dù nhu cầu lớn nhưng không vì thế mà đại lý tăng giá sản phẩm, không lợi dụng nhu cầu mà tăng giá trục lợi.

"Sau cơn bão, mặc dù nhận được nhiều đơn đặt hàng nhưng đại lý tôi sẽ gửi báo giá trước cũng như hỗ trợ trong quá trình thi công như bơm kéo dán, thay máng..." - anh Thắng cho hay.

Cũng theo đó, giá các loại mặt hàng thép xây dựng như thép thanh vằn D10 CB300 mới đây đã giảm nhẹ như thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.480 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.580 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.400 đồng/kg; Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.690 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá 13.300 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 13.600 đồng/kg; Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.350 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg.

Còn với các mặt hàng tôn, với thương hiệu Hoa Sen, tôn lạnh dao động từ 120 - 130.000 đồng/m; tôn cách nhiệt từ 170 - 220.000 đồng/m; Tôn lạnh đông Á dao động từ 65.000 - 225.000 đồng/m; tôn Việt Nhật dao động từ 55 - 195.000 đồng/m...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ