Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị trường xăng dầu toàn cầu tiếp tục đón tin vui từ Nga

Kinhtedothi - Nga tiếp tục bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu sau khi dỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel bằng đường ống qua các cảng vào tháng 10 vừa qua.

Theo Reuters, Bộ Năng lượng Nga cho biết, từ ngày 17/11, chính phủ nước này quyết định bãi bỏ lệnh tạm cấm xuất khẩu xăng dầu áp đặt từ ngày 21/9 do trong vòng 2 tháng, khi thị trường nội địa đã thặng dư nhiên liệu.

Từ ngày 17/11, Chính phủ Nga dỡ bỏ lệnh tạm cấm xuất khẩu xăng dầu áp đặt từ ngày 21/9 vừa qua. Ảnh: RT

Thông báo của Bộ Năng lượng Nga nêu rõ: “Kể từ khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, giá bán buôn xăng ô tô trên sàn giao dịch đã giảm đáng kể. Dự trữ xăng ô tô đạt gần 2 triệu tấn”.

Theo Bộ Năng lượng Nga, việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu nhằm ngăn chặn việc giảm công suất sử dụng tại các nhà máy lọc dầu và hỗ trợ hoạt động sản xuất xăng trong nước.

Bộ này cũng lưu ý có thể áp dụng lệnh cấm trở lại “nếu cần thiết”. “Việc giám sát các chỉ số sản xuất và giá sẽ tiếp tục được duy trì để có thể đảm bào nguồn cung nhiên liệu ổn định cho thị trường nội địa, kể cả khôi phục lệnh cấm xuất khẩu xăng ô tô nếu cần thiết” - thông báo của Bộ Năng lượng Nga nhấn mạnh.

Trước đó, hôm 6/10, Chính phủ Nga đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel bằng đường ống qua các cảng được áp đặt từ ngày 21/9 vừa qua, song các biện pháp hạn chế xuất khẩu xăng vẫn còn hiệu lực.

Chính phủ Nga buộc phải áp đặt biện pháp hạn chế tạm thời xuất khẩu xăng và dầu diesel từ ngày 21/9 do giá bán buôn các mặt hàng này trong nước tăng mạnh.

Bộ Năng lượng Nga giải thích rằng các hạn chế sẽ ngăn việc xuất khẩu xăng dầu và bão hòa thị trường nội địa.

Các biện pháp này không ảnh hưởng đến nguồn cung cho các nước thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu (ngoài Nga, còn có Kazakhstan, Belarus, Armenia và Kyrgyzstan), các vùng lãnh thổ Abkhazia và Nam Ossetia.

Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Moscow khiến giá dầu diesel trên thị trường thế giới nhảy vọt, trong bối cảnh Nga là một trong những nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất thế giới.

Quyết định bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu có thể làm phức tạp thêm nỗ lực của Nga nhằm giảm sản lượng dầu mỏ khoảng 300.000thùng/ngày đến hết năm nay.

Hồi đầu tháng này, Nga thông báo nước này sẽ tiếp tục cắt giảm nguồn cung tự nguyện bổ sung cho đến cuối tháng 12 trong nỗ lực cân bằng thị trường cùng với các thành viên OPEC+.

Giá dầu thế giới đã phục hồi hơn 4% trong phiên ngày 17/11 sau khi chạm mức thấp nhất 4 tháng ở phiên trước đó, do dự trữ tại Mỹ tăng cao. Cụ thể, giá dầu Brent vọt 3,19 USD, tương đương khoảng 4,1%, lên 80,61 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ cũng cộng  2,99 USD, tương đương 4,1%, lên mức 75,89 USD/thùng.

Phil Flynn, chuyên gia dầu mỏ của Price Futures Group, cho rằng sản lượng công nghiệp chậm lại cùng với nguồn cung tăng đang là tác nhân chính khiến nhu cầu suy giảm trong tuần này. Vị chuyên gia lưu ý thêm, hiện giá dầu đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ vì các nhà đầu cơ giá xuống đang kiểm soát thị trường.

Trong một diễn biến liên quan, Phó Thủ tướng Nga Alexey Overchuk, Trưởng phái đoàn Nga tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo Kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đang diễn ra tại San Francisco (Mỹ), hôm 17/11 khẳng định Moscow vẫn là nhà cung cấp nguồn năng lượng quan trọng và đáng tin cậy cho thị trường dầu mỏ thế giới.

"Chúng tôi tập trung cung cấp nhiên liệu cho các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và trên thực tế, chúng tôi đã định hướng lại dòng chảy năng lượng của mình từ phương Tây sang phương Đông" - Phó Thủ tướng Overchuk nhấn mạnh tại phiên họp thượng đỉnh APEC về chuyển đổi khí hậu và năng lượng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ