Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thời hoàng kim của Mỹ tại Trung Đông đã hết?

Kinhtedothi - Mỹ đang tìm cách nâng tầm ảnh hưởng tại Trung Đông trước sự cạnh tranh quyết liệt của Trung Quốc và Nga.

Quan chức ngoại giao Mỹ tin rằng Washington vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trung Đông.

Tổng thống Joe Biden ngày càng quan tâm đến chính sách đối ngoại với Trung Đông. Nguồn: CNBC

Đó là nhận định của Đại sứ Mỹ tại UAE Martina Strong. Bà thậm chí quả quyết rằng tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông không bị ảnh hưởng, cũng như ở nhiều nơi trên thế giới.

Một năm về trước, mối quan hệ giữa Mỹ và Ả Rập Saudi xấu đi trông thấy khi ông trùm OPEC cùng với các đồng minh cắt giảm sản lượng dầu bất chấp sự phản đối của Washington. Tổng thống Joe Biden lập tức cảnh cáo các quốc gia vùng Vịnh sau động thái này.

Gần đây, căng thẳng giữa hai bên lắng xuống khi ông Biden không còn phản ứng quyết liệt với việc cắt giảm sản lượng gần đây của OPEC+, ngay cả khi giá dầu tăng gần 100 USD/thùng.

Trên thực tế, Washington đang nỗ lực hòa giải mối quan hệ giữa Israel và Ả Rập Saudi cũng như có nhiều động thái phản ứng trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc lên khu vực này.

Hiện cả Trung Quốc và Nga ra sức củng cố tầm ảnh hưởng của mình tại các quốc gia vùng Vịnh. Bắc Kinh tạo dựng được hình ảnh khi làm trung gian hòa cho Ả Rập Saudi và Iran, trong khi đó Moscow duy trì mối quan hệ hợp tác với Riyadh.

Mọi thứ có vẻ khó khăn hơn với Mỹ khi Ả Rập Saudi nhận được lời mời tham gia khối BRICS (các nền kinh tế mới nổi quy mô lớn) do Nga và Trung Quốc đứng đầu.  

Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang hợp tác chặt chẽ với UAE và nhiều nước Trung Đông khác, ưu tiên an ninh và kinh tế.

“Tổng thống Biden đã cho thấy tầm nhìn tiến bộ và mạnh mẽ trong hợp tác giữa Mỹ và Trung Đông, bao gồm ngoại giao, biện pháp răn đe, giảm leo thang và cuối cùng là chính sách thịnh vượng” - Đại sứ Strong cho biết.

Theo bà, Mỹ đã đạt được nhiều thành công tại UAE trong hơn 50 năm qua và mong muốn tiếp tục mối quan hệ đối tác, tin tưởng sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu.

UAE sẽ tổ chức Hội nghị khí hậu (COP28) từ 30/11 đến 12/12/2023.

Mỹ ở đâu trong hòa giải Trung Đông?

Mỹ ở đâu trong hòa giải Trung Đông?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ