Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thông tin thiếu minh bạch khiến thị trường như ma trận

Kinhtedothi - Một trong những điểm yếu nhất của thị trường địa ốc hiện nay là thông tin rất thiếu, không minh bạch và mập mờ, việc quy hoạch hệ thống thông tin dữ liệu bất động sản (BĐS) còn phân tán, gây tình trạng sốt ảo. Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam.

Thưa ông, càng về thời điểm cuối năm thông tin về thị trường BĐS dường như chỉ thuộc về người bán. Khách hàng rất khó xác định được tính chân thực của các thông tin này?
- Hệ thống thông tin về thị trường BĐS trên cả nước nói chung cũng như Hà Nội nói riêng hiện chưa đầy đủ, thiếu minh bạch; thiếu các tiêu chí đánh giá khoa học, thống nhất mà chủ yếu mang nặng cảm tính, phiến diện, dẫn đến công tác hoạch định chính sách, cũng như điều tiết thị trường gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao vào thời điểm cuối năm, khi các DN chạy nước rút trong cuộc đua chốt lợi nhuận, khách hàng thường rơi vào ma trận. Đã xuất hiện tình trạng cố tình tung ra những thông tin sai lệch, tạo khan hiếm giả, cháy hàng nhằm tăng giá. Để khắc phục, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2015/NĐ-CP với mục đích từng bước cung cấp thông tin cho thị trường BĐS một cách công khai, minh bạch, đầy đủ.

Tại sao quy hoạch bài bản hệ thống thông tin BĐS dù đã được “cấp giấy khai sinh” từ 1/1/2016 nhưng đến nay vẫn chưa thành hình để đưa ra công chúng?

- Thông tin dự báo về các mặt hàng, kể cả BĐS, là một vấn đề rất khó. Kể cả ở các nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ không hiếm trường hợp vẫn không chính xác. Làm thế nào để cơ quan quản lý thông tin có thể kiểm chứng được tính chính xác và trung thực của thông tin từ các báo cáo? Làm thế nào để DN báo cáo các thông tin đầy đủ, chính xác mà không sợ bị cơ quan quản lý Nhà nước bắt lỗi và xử phạt? Điều này phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng, chất lượng nhân sự quản lý hệ thống thông tin, sự đồng bộ trong kết nối thông tin từ tất cả các cơ quan có liên quan đến BĐS và việc hệ thống hạ tầng có phù hợp hay không. Không chỉ có cơ quan quản lý Nhà nước mà nhiều DN BĐS cũng phải chung tay để làm nên một thị trường minh bạch hơn, thay vì chộp giật vì lợi ích ngắn hạn.

Vậy năm 2018, đã đủ nền tảng để hệ thống thông tin được vận hành vào BĐS?

- Dẫu biết quy hoạch bài bản hệ thống thông tin BĐS là khó về mọi mặt nhưng không vì thế mà không làm hay trì hoãn quá lâu. Thông tin BĐS có thể lấy ở nhiều nguồn khác nhau nhưng chúng ta cần bàn đến theo kênh nào. Tôi khẳng định rằng, với hệ thống thông tin của Bộ Xây dựng vận hành chất lượng thông tin sẽ tốt hơn nhiều. Với thế mạnh là Hiệp hội với hơn 3.500 thành viên, chiếm 80% quy mô thị trường, nguồn thông tin đảm bảo chính xác, phong phú... Hiệp hội BĐS Việt Nam đang phối hợp với Bộ Xây dựng, xây dựng hệ thống thông tin về thị trường BĐS, trong đó ngoài các thông tin về cung – cầu, giao dịch, giá... còn có rất nhiều thông tin của các ngành liên quan (thuế, tiền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận...). Trước mắt thí điểm tại 6 tỉnh/TP lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ninh.

Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ