Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thu hồi đất trồng rừng ở Trà Bồng, chính quyền thua kiện

Kinhtedothi- Việc thu hồi đất trồng rừng đã giao cho dân trong thực hiện dự án phát triển trồng rừng từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới tại huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót, dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.

Khởi kiện chính quyền
Ông Hồ Văn Ba- Chủ tịch UBND xã Trà Bùi (huyện Trà Bồng) cho biết: Năm 2012, thực hiện dự án phát triển trồng rừng từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB3), 2 hộ dân thuộc diện nghèo và chưa có đất sản xuất là ông Hồ Văn Núi và ông Hồ Văn Dũng ở thôn Tang, xã Trà Bùi được UBND huyện Trà Bồng cấp khoảng 160.000m2 đất lâm nghiệp để trồng rừng. Quy trình xét duyệt danh sách các hộ tham gia dự án WB3 được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo đúng đối tượng và giao đủ diện tích cho từng hộ sử dụng vào mục đích trồng rừng. Hiện trạng đất cấp cho hai hộ ông Hồ Văn Dũng, Hồ Văn Núi đã được họ khai hoang, làm nương rẫy trước đây, ngoài ra hai hộ này không còn mảnh đất nào khác để sản xuất.
Năm 2016, bà Hồ Thị Phượng Uyên có đơn gửi UBND huyện Trà Bồng, cho rằng phần đất cấp cho ông Hồ Văn Núi và Hồ Văn Dũng là phần đất gia đình bà mua từ năm 2004 và trồng keo ổn định cho đến thời điểm phát hiện bị cấp chồng lên cho người khác. Ngày 24/5/2017, UBND huyện Trà Bồng ra Quyết định số 767/QĐ-UBND, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Hồ Văn Núi và Hồ Văn Dũng. Vì bị thu hồi, không có đất sản xuất, hai hộ khởi kiện Quyết định 767 của UBND huyện Trà Bồng. Quá trình khởi kiện và xác minh có nhiều diễn biến phức tạp, mẫu thuẫn, vì ông Hồ Văn Dũng đã rút đơn, ông Hồ Văn Núi vì không có đất sản xuất nên bỏ về quê vợ ở xã Bình An (huyện Bình Sơn) sinh sống. Trong hồ sơ tại Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi có nhiều văn bản thể hiện do ông Hồ Văn Núi lăn tay (ông Núi không biết chữ- PV), khẳng định ông không ủy quyền cho luật sư khởi kiện, hoặc xác nhận có sự xúi giục của người khác để đi khởi kiện.
 Ông Hồ Văn Núi trao đổi với phóng viên.
Trong khi đó, tại cuộc trao đổi trực tiếp với phóng viên vào ngày 3/7/2019, ông Hồ Văn Núi khẳng định: “Không ai xúi giục tôi đi kiện cả, mà vì được cấp đất từ 2012, đến 2017 huyện lại thu hồi, bảo là cấp chồng lên đất bà Uyên. Trong khi đơn bà Uyên gửi UBND huyện nêu là trồng keo ổn định từ năm 2004. Vậy tại sao 5 năm trời bà không biết đất đó đã được cấp cho tôi. Vì thế tôi nhờ người liên hệ với luật sư để khởi kiện huyện, đòi lại đất chứ không ai xúi giục”.
Đâu là nguyên nhân?
Qua làm việc với lãnh đạo xã Trà Bùi, cả ông Hồ Duy Phú- Bí thư Đảng ủy, ông Hồ Văn Ba- Chủ tịch UBND xã và ông Hồ Phi Thư- Trưởng công an xã Trà Bùi đều khẳng định: Năm 2007, bà Hồ Thị Phượng Uyên đã được cấp hơn 90.000m2 đất để trồng rừng, khoảng 2011 đến 2013, do nợ ngân hàng gần 400 triệu đồng không có khả năng chi trả, nên bà Uyên đã bán khu đất trồng rừng đã được cấp cho bà Huệ ở xã Trà Phú để lấy tiền trả nợ ngân hàng. Từ đó đến nay, bà Uyên không hề được Nhà nước cấp lại đất sản xuất.
Trong khi đó, Công văn số 2558 của UBND huyện Trà Bồng ngày 5/12/2018 gửi Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: “Nguyên 2 thửa đất cấp Gấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các ông Hồ Văn Núi và Hồ Văn Dũng vào năm 2012 là của bà Hồ Thị Phượng Uyên, thường trú tại xã Trà Bùi quản lý và sử dụng vào mục đích trồng keo ổn định, liên tục từ năm 2007 đến nay”. Cũng tại văn bản này, UBND huyện Trà Bồng xác nhận: “UBND huyện giao nhiệm vụ cho Phòng Tài nguyên- Môi trường (TN-MT) thẩm tra, xác minh đơn (của bà Uyên-PV). Qua kết quả xác minh Phòng TN-MT nhận thấy: Việc giao đất và cấp Giấy CNQSDĐ cho các ông Hồ Văn Dũng và Hồ Văn Núi tại Quyết định số 2619 ngày 10/12/2010 là chưa đúng hiện trạng, vì thực tế 2 thửa đất số 95, 96 tờ bản đồ số 8 do bà Uyên sử dụng trồng keo từ năm 2007".
Ông Hồ Văn Ba- Chủ tịch UBND xã Trà Bùi khẳng định: “Lúc tổ công tác của huyện lên chỉ làm việc với xã, bà Uyên và ông Trưởng thôn tại trụ sở xã, chứ không đi thực địa vì đất rừng rất khó đi, chỉ đi lại được bằng xe máy nên không đến tận nơi”.
Ông Trương Văn Thanh- Bí thư Đảng ủy xã Trà Tân (nguyên là Trưởng phòng TN-MT huyện Trà Bồng, cũng là tổ trưởng tổ thẩm tra, xác minh đơn của bà Uyên) cho biết: “Tại thời điểm đó, khu vực đất sản xuất nói trên chưa có bản đồ, chưa đo đạc cụ thể nên không thể kiểm tra thực địa, tổ kiểm tra cũng không có máy móc để kiểm tra chính xác theo vị trí tọa độ”.
Theo ông Hồ Văn Núi, cả ông và ông Hồ Văn Dũng đều thuộc diện hộ diện hộ nghèo. Năm 2012, sau khi được chính quyền ưu tiên cấp đất, trồng rừng bằng nguồn vốn tài trợ của dự án WB3, đó là những khoảnh đất đã được họ khai hoang, làm nương rẫy trước đây. Vì không biết chữ, không nắm được kỹ thuật trồng rừng theo quy định của dự án, nên ông Núi và ông Dũng cùng liên kết với bà Uyên để triển khai dự án trồng rừng WB3, rồi sau đó cán bộ xã, huyện bảo đất cấp chồng lên đất bà Uyên, phải trả lại, nên ông Núi không còn đất sản xuất.
 Vợ chồng ông Hồ Văn Núi.
Vào ngày 27/8/2019, TAND tỉnh Quảng Ngãi đưa vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai giữa nguyên đơn là ông Hồ Văn Núi và bị đơn là UBND huyện Trà Bồng ra xét xử. Tại đây, Hội đồng xét xử nhận định: Toàn bộ những căn cứ để UBND huyện Trà Bồng ban hành Quyết định 767 về việc thu hồi đất của ông Hồ Văn Núi là thiếu chính xác, không có căn cứ. Cụ thể, UBND huyện Trà Bồng không xác định được bản thân ông Núi có hành vi vi phạm Luật Đất đai. Khi ban hành Quyết định thu hồi đất không thông báo hoặc bàn giao cho người bị thu hồi biết là vi phạm nghiêm trọng đến quyền khiếu nại của công dân. Hơn nữa, tại nhiều tài liệu, chứng cứ được Phòng TN-MT, Công an huyện Trà Bồng lập có dấu hiệu thiếu khách quan, không đúng sự thật...      
Với những chứng lý như đã nêu trên, Hội đồng xét xử đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và tuyên hủy Quyết định số 767 về việc thu hồi hơn 79.000m2 đối với hộ ông Hồ Văn Núi.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ