Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng: Năm 2019 tiếp tục cắt bỏ các điều kiện kinh doanh

Kinhtedothi - Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sẽ tiếp tục thúc đẩy vai trò kiến tạo, ưu tiên các vấn đề trọng tâm là giữ vững ổn định môi trường vĩ mô - là lợi thế so sánh của Việt Nam trong trường khu vực và thế giới; tiếp tục tăng tốc cải cách môi trường kinh doanh, năm 2019 tiếp tục cắt bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: VGP
Đưa vấn đề của DN lên trang đầu sổ tay điều hành lãnh đạo
“Tôi đề nghị địa phương, bộ ngành ưu tiên quan tâm của doanh nghiệp vào chương trình nghị sự, vào sổ tay điều hành của lãnh đạo. Năm 2019 phải đơn giản ít nhất 50% điều kiện đầu tư kinh doanh”, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu.
Qua nhiều lần tham dự VBF, kênh đối thoại chính sách quan trọng giữa Chính phủ và cộng đồng DN, Thủ tướng bày tỏ cảm nhận “ngọn lửa nhiệt huyết trong các DN vẫn không ngừng cháy bỏng”. Bên cạnh những gương mặt thân quen là những gương mặt mới, không chỉ những DN có mặt tại Diễn đàn mà còn là một cộng đồng rộng lớn hơn với gần 700.000 DN Việt Nam chưa có điều kiện tham dự hôm nay.
“Chính tinh thần doanh nhân và khí thế của các bạn là liều thuốc tinh thần động viên Chính phủ phải hành động mạnh mẽ hơn, đổi mới hơn và nhanh hơn nữa”, Thủ tướng nói và cho biết, ông đã lắng nghe, ghi chép tất cả ý kiến mang tính xây dựng lẫn phê bình. Bao trùm lên tất cả là những tâm huyết, trăn trở và khát vọng lớn lao muốn đóng góp cho sự phát triển hùng cường của Việt Nam.
Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Bộ KH&ĐT tổng hợp tất cả ý kiến tại Diễn đàn, báo cáo để Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp thu, sửa đổi thể chế hay lưu ý những vấn đề trong điều hành.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam giờ là công xưởng lớn của thế giới, là điểm tựa của nhiều tập đoàn lớn, tập đoàn xuyên quốc gia, có chuỗi sản xuất trong khu vực và toàn cầu như Samsung, Toyota, Honda… và hàng nghìn doanh nghiệp FDI khác, là bảo chứng cho chất lượng môi trường đầu tư và tăng trưởng của Việt Nam.
Sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam cũng cho thấy môi trường kinh doanh hoàn toàn có thể ươm mầm cho nhiều doanh nghiệp lớn tầm cỡ, có khả năng cạnh tranh và là đối tác xứng tầm của các tập đoàn quốc tế. Nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam hiện cũng đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn như BRG, T&T, Hòa Phát... Rất nhiều DN của Việt Nam giờ đây không còn chơi trên sân nhà nữa mà đã "giong buồm ra đại dương", đang khẳng định vị thế cũng như năng lực cạnh tranh quốc tế của DN Việt Nam.
Thủ tướng gặp gỡ các đại biểu tham dự diễn đàn
Giảm được tối thiểu 10% chi phí cho DN
3 thập niên đổi mới của Việt Nam cùng với đó 16 hiệp định FTA đã và đang ký kết, hoặc đang đàm phán cho thấy sự nhất quán trong đường lối tự do hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Thủ tướng đánh giá, các hiệp định này đang mở rộng cánh cửa của hơn 60 nền kinh tế, trong đó có 15/20 nước G20, là cơ hội được kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Có thể nói, giờ đây khi đứng ở Việt Nam, các DN có thể nhìn thấy hầu hết các thị trường lớn của thế giới.
Năm 2019, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục tăng trưởng khá từ 3,7% nhờ động lực từ các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và các nước ASEAN. Thủ tướng cho rằng, để nắm bắt cơ hội từ thế giới cần nỗ lực ba bên trong đó doanh nghiệp cần xoá bỏ tâm lý trông chờ vào Chính phủ, doanh nghiệp FDI cởi mở hơn trong chính sách cung ứng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi giá trị.
“Chính phủ Việt Nam mong muốn nhiều tập đoàn quốc tế, các DN FDI cởi mở hơn trong chính sách cung ứng của mình; tạo cơ hội nhiều hơn và hỗ trợ cho các DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị; đặt niềm tin nhiều hơn vào năng lực của các DN Việt Nam”- Thủ tướng nhấn mạnh.
Đặc biệt, Chính phủ quyết tâm giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội và nền tảng kinh tế vĩ mô. Theo Thủ tướng, môi trường chính trị, xã hội và vĩ mô ổn định cùng với vị trí địa chính trị tối ưu sẽ là một lợi thế so sánh nổi trội của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đầy biến động và sự suy giảm nghiêm trọng niềm tin. Chính phủ cam kết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các cải cách về cơ cấu, nâng cao chất lượng thể chế và năng lực quản trị nhà nước. Nỗ lực khơi thông các điểm nghẽn cho phát triển nhanh và bền vững hơn. Tiếp tục tăng tốc cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Liên tiếp trong 3 năm 2016, 2017 và 2018, Chính phủ đều ban hành mới Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này cho thấy những cải cách liên tục của Chính phủ trong bối cảnh diễn biến trong nước và quốc tế luôn thay đổi, để không bị bỏ lại phía sau. Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 139 về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho DN, Thủ tướng nêu rõ, nếu thực hiện tốt Chương trình hành động này sẽ giúp giảm được tối thiểu 10% chi phí cho DN.
“Chỉ có sự thành công của cộng đồng DN mới mang lại sự thịnh vượng cho đất nước, hiện thực hóa khát vọng phồn vinh của dân tộc Việt Nam trong những thập niên tới”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

17/01/2025 | 09:20

Chia sẻ về mô hình giải quyết thủ tục hành chính “Phục vụ Nhân dân- vui Xuân đón Tết”, Trưởng Phòng Tư pháp Quận Hai Bà Trưng cho hay, dù rất vất vả nhưng trước sự ủng hộ, hài lòng của người dân từ dịp Tết năm ngoái, cán bộ công chức xác định tiếp tục không ngừng cố gắng...

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

09/01/2025 | 07:27

Kinhtedothi-Tròn 1 tuần từ khi hoạt động bộ máy chính quyền sau sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), các phường mới tại Quận Hai Bà Trưng phải giải quyết khối lượng công việc lớn hơn nhiều do số dân tăng cao, song thực tế chưa ghi nhận bất kỳ phản ánh hay phàn nàn, bức xúc của người dân...

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ