Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trục vận tải Bắc Nam là xương sống của đất nước

Kinhtedothi - Sáng 29/4, tại Bình Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo 2 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai cắt băng khánh thành, thông xe dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Cùng thời điểm, dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 cũng được tổ chức khánh thành tại tỉnh Thanh Hóa, kết nối với điểm cầu chính tại Bình Thuận.

Lễ khánh thành cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được tổ chức tại km0 của tuyến này, tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kỳ vọng sớm hoàn thành cao tốc dọc đất nước, nối từ Lạng Sơn, Cao Bằng đến đất mũi Cà Mau.

Thủ tướng nhìn nhận, những năm qua Đảng, Nhà nước chú trọng phát triển hạ tầng giao thông cho mục tiêu phát triển đất nước. Hệ thống cao tốc, cảng biển, sân bay... được mở rộng, nâng cấp, xây mới. Chính phủ dành nguồn lực lớn cho lĩnh vực này để tăng cường thông thương, tạo không gian phát triển mới, giúp hạ giá thành hàng hoá, gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo Thủ tướng, hành lang vận tải Bắc - Nam rất quan trọng, là xương sống của đất nước. Đến nay, đã hoàn thành và đưa vào khai thác 800/2.063 km, tương đương trên 40%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng sớm hoàn thành cao tốc dọc cả nước, nối từ Lạng Sơn, Cao Bằng đến đất mũi Cà Mau. Đồng thời, cũng xây dựng và hoàn thành các tuyến trục ngang, dọc ở các địa phương như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 chính thức được thông xe.

Phát biểu tại Lễ khánh thành cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và biểu dương ngành GTVT, các ban quản lý, nhà thầu đã quyết tâm cao, nỗ lực lớn, vượt khó khăn, huy động nguồn lực, thiết bị, thi công 3 ca 4 kíp, thực hiện nghiêm cam kết để đưa dự án vào vận hành.

Đồng thời, Thủ tướng cũng cảm ơn bà con Nhân dân trong vùng dự án đã sẵn sàng nhường đất để làm dự án.

"Có thể nói, chúng ta đã vượt nắng, thắng mưa, thắng đại dịch, vượt bão giá, vượt lên chính mình để quyết tâm cao, hoàn thành mục tiêu đặt ra để có mặt tại đây ngày hôm nay. Vừa qua cho ta thấy, khó ở đâu thì giải quyết đến đó, vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, vướng mắc, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết, với tinh thần dứt khoát, không né tránh, đùn đẩy, đã nói là phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, có kết quả cụ thể" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng nêu ra nhiều bài học trong việc thi công, xây dựng cao tốc, sự phối hợp với các bộ, ngành và địa phương; việc huy động máy móc, áp dụng công nghệ mới; việc thưởng phạt khi nhà thầu vi phạm hoặc về trước tiến độ, bảo đảm chất lượng; phòng chống tiêu cực trong thi công, sai phạm là phải xử lý, đặt mục tiêu lợi ích chung của đất nước lên hàng đầu; kết nối hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và Nhân dân.

Thủ tướng giao Bộ GTVT tổ chức quản lý, điều hành hiệu quả các đoạn cao tốc đã hoàn thành; đoạn đường kết nối trong khu vực, đặc biệt khu vực TP Hồ Chí Minh. Phát huy tối đa nguồn lực đầu tư công để dẫn dắt đầu tư tư nhân.

Các địa phương có trách nhiệm hỗ trợ sinh kế cho người dân đã nhường đất làm đường; Phát huy tối đa lợi ích đường cao tốc mang lại, mở ra không gian đô thị mới.

Ngay sau khi lễ khánh thành, các lực lượng chức năng sẽ tổ chức giao thông, hướng dẫn, phân luồng giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân. Người tham gia giao thông cần chú ý quan sát, theo dõi và chấp hành nghiêm mọi hướng dẫn, chỉ dẫn, điều tiết của lực lượng chức năng để đảm bảo lưu thông an toàn, tránh ùn tắc giao thông.

 

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài 99 km, đi qua 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Trong đó, đoạn qua Bình Thuận dài 47,7 km, đoạn qua Đồng Nai dài 51,3 km. Tuyến cao tốc này có quy mô 4 làn xe lưu thông 2 chiều và 2 làn dừng khẩn cấp, cho phép các phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc với tốc độ tối đa 120 km/giờ và tối thiểu 60 km/giờ. Từ thời điểm khánh thành cao tốc, thời gian di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đi TP Phan Thiết (Bình Thuận) được rút ngắn từ 5-6 giờ xuống còn 2 giờ.

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 dài 63,37 km, đi qua hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Trong đó, tỉnh Ninh Bình dài 14,35 km, Thanh Hóa dài 49,02 km. Giai đoạn 1 được đầu tư xây dựng quy mô 4 làn xe, rộng 17 m, vận tốc thiết kế tối đa 80 km/h. Tổng mức đầu tư hơn 12.111 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị 7.684 tỉ đồng. Giai đoạn hoàn chỉnh, cao tốc mở rộng 6 làn xe, nền đường rộng 32,25 m, vận tốc thiết kế 120 km/h.

Khi cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông tại phía Bắc được nối thông từ Chi Lăng (Lạng Sơn) đến Thanh Hóa gồm các dự án thành phần Bắc Giang - Lạng Sơn, Hà Nội - Bắc Giang, Pháp Vân - Cầu Giẽ (đoạn giữa Hà Nội - Bắc Giang và Pháp Vân - Cầu Giẽ có đoạn nối từ cầu Phù Đổng qua cầu Thanh Trì đến Pháp Vân, Vành đai 3 Hà Nội), Cầu Giẽ - Ninh Bình, Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Gấp rút chuẩn bị Lễ khánh thành cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Gấp rút chuẩn bị Lễ khánh thành cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ