Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Tiếng dân] Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm

Kinhtedothi - Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông cũng nói lên sự gắn bó của người dân với sông Hồng.

Điều này khiến cho phải đến tháng 6/2021 quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 mới được phê duyệt nhưng ngay từ bây giờ đã được rất nhiều người dân Thủ đô quan tâm.
Tất thảy chúng ta đều biết sông Hồng là con sông Cái, con sông Mẹ, con sông hình thành nên đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội của chúng ta. Người ta tính mỗi một mét khối nước sông Hồng chứa khoảng 1,5kg phù sa. Với tốc độ dòng chảy vào khoảng 30.000m3/giây vào mùa lũ, thấp nhất là 700m3/giây vào mùa cạn sông Hồng như món quà vô giá mà Mẹ Thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội nói riêng và vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ nói chung.

Hàng chục năm nay dải đất màu mỡ ngoài bãi sông Hồng kéo dài từ huyện Phúc Thọ đến Thanh Trì dài 40km có hàng chục nghìn hộ dân sinh sống tạm bợ một phần cũng do Thành phố chậm triển khai quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Tính ra từ năm 1954 đến nay, chúng ta đã 7 lần điều chỉnh quy hoạch Thủ đô, tất cả đều nói đến quy hoạch sông Hồng nhưng phải đến lần này cơ hội cải tạo toàn diện mới thành hiện thực và cả về trong tư cách tiếp cận đến trong quy hoạch.

Người dân cả nước đã nhìn nhận sự thay đổi trong tư duy khai thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội của người đứng đầu Thành phố. Từ chỗ quay lưng với sông Mẹ, chúng ta sẽ quay mặt ra sông Hồng để kiến tạo các không gian giá trị của trục không gian hành lang xanh. Một bản quy hoạch mang ý nghĩa tôn vinh sông Hồng, làm cho người dân Thủ đô có thêm niềm tự hào vì có sông Hồng.

Từ lời giới thiệu quy hoạch của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, người dân Hà Nội đã cảm nhận được quy hoạch lần thứ 8 này có ý nghĩa biểu tượng của tinh thần và trí tuệ quốc gia. Quy hoạch sông Hồng lần này là bước ngoặt lớn của Hà Nội hơn 1.000 năm văn hiến, quy hoạch rồi để rồi bắt tay thực hiện chứ không đơn thuần chỉ để “nâng lên đặt xuống”. Mất 25 năm nghiên cứu với hàng loạt dự án, đến nay, khu vực sông Hồng chính thức được quy hoạch phân khu với các định hướng rõ ràng, cụ thể.

Người dân cho rằng: Quy hoạch sông Hồng tất yếu phải mang dấu ấn hiện đại nhưng lại phải bảo vệ được môi trường, thiên nhiên và những giá trị văn hóa đã tồn tại 4.000 năm của nước Việt. Ngoài việc tôn thêm vẻ đẹp vốn có của dòng sông còn phải khai thác được tốt nhất những giá trị tiềm năng của con sông Mẹ này.

Dự thảo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng hội tụ sẽ đủ yếu tố "thiên thời - địa lợi - nhân hòa". Người dân phấn khởi khi đích thân Bí thư Vương Đình Huệ khẳng định lần này quy hoạch đề cao nguyên tắc thuận thiên. Đặc biệt, quy hoạch sẽ tính đến việc đảm bảo vấn đề sinh kế cho hàng triệu người dân sống hai bên sông. Người dân Hà Nội có quyền mơ về một thành phố trong tương lai với điểm nhấn là dòng sông chạy giữa lòng đô thị, với hành lang xanh, một đô thị đẹp, văn minh, hiện đại.

Theo đồ án quy hoạch, khu vực nghiên cứu có diện tích 11.000ha, trong đó sông Hồng có diện tích 3.600ha (chiếm 33% tổng diện tích), đất bãi sông có diện tích khoảng 5.480ha (chiếm khoảng 50% tổng diện tích) và 1.190ha còn lại là khu vực đã xây dựng, khu dân cư… Điều quan trọng nhất là người dân đã soi thấy hình bóng mình trong từng đường chì, nét bút của quy hoạch, đã đến lúc: “An Dương Vương hãy dậy cùng ta xây sắt thép/ Loa thành này có đẹp mắt Người chăng?". ("Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”- Chế Lan Viên).q
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ