Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tìm cơ hội thông qua Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á lần thứ 2

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á lần thứ 2 diễn ra tại Kuala Lumpur vào ngày 28/9, là cầu nối giúp các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ các đối tác trong khu vực và tìm kiếm thị trường.

Bà Lương Thị Kim Xuân, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam-ASEAN (phải) ký thỏa thuận hợp tác với bà Trần Thị Chang, Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam. (Ảnh: Hằng Linh/TTXVN)

Ngày 28/9, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam-ASEAN thuộc Trung ương Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á-Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức và hiệp hội Việt Nam tại Malaysia tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á lần thứ 2 năm 2024 tại Thủ đô Kuala Lumpur.

Diễn đàn là cầu nối giúp các doanh nghiệp Việt Nam và các nền kinh tế khác, trong đó có Malaysia, Singapore, Indonesia và Hong Kong (Trung Quốc), cùng nhau gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kết nối và tìm kiếm đối tác, tìm hiểu thị trường.

Tham dự diễn đàn có đại diện của khoảng 50 doanh nghiệp tiêu biểu đến từ Việt Nam, Malaysia và Singapore.

Về phía Việt Nam có nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp; Tham tán Thương mại Lê Phú Cường, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị Malaysia-Việt Nam Trần Thị Chang; Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Thanh Vân và các thành viên của hội; cũng như các thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam-ASEAN.

Về phía Malaysia có đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia, Liên đoàn sản xuất Malaysia và đặc biệt là sự hiện diện của Công chúa Adena YM Tengku Abdullah, Chủ tịch Trung tâm hệ sinh thái doanh nhân Malaysia.

Bà Lương Thị Kim Xuân, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam-ASEAN, Trưởng ban tổ chức chương trình, phát biểu khai mạc Diễn đàn. (Ảnh: Hằng Linh/TTXVN)

Phát biểu khai mạc, bà Lương Thị Kim Xuân - Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam-ASEAN, Trưởng Ban Tổ chức chương trình - cho biết trong những năm qua, châu Á đã từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới và các doanh nghiệp trong khu vực đã không ngừng hợp tác, kết nối để có những bước đi chiến lược, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chung cho toàn khu vực.

Với vai trò Trưởng Ban Tổ chức, bà Lương Thị Kim Xuân hy vọng diễn đàn sẽ giúp doanh nghiệp nước ngoài có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường Việt Nam, từ đó tìm được hướng đi sáng tạo và bổ sung lẫn nhau với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng nhau phát triển, khẳng định vị thế, tạo ra thương hiệu uy tín cho mỗi sản phẩm.

Trao đổi kinh nghiệm tại diễn đàn, sáu diễn giả đến từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Malaysia (NCCIM), Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN tại Malaysia, Phòng Thương mại quốc tế Ấn Độ tại Singapore và giám đốc các doanh nghiệp lớn tại Malaysia và Singapore đều cho rằng việc xây dựng mạng lưới gắn kết, tìm hiểu rõ thị trường thông qua các phòng thương mại và công nghiệp là những yếu tố quan trọng để vượt qua sự khác biệt, cùng tìm ra lối đi chung và làm nên thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển kinh tế xanh ngày nay.

Dự báo về những lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam và Malaysia, các diễn giả có chung nhận định về 5 lĩnh vực, bao gồm chuyển đổi số, kinh tế thương mại và đầu tư, kết nối văn hóa và du lịch, xây dựng thành phố thông minh và ngành công nghiệp Halal.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã được xem một vài phóng sự về các doanh nghiệp châu Á vượt khó thành công để làm rõ hơn những nỗ lực sáng tạo cũng như đổi mới của các doanh nghiệp trong chặng đường phát triển.

Các diễn giả tham gia thảo luận tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á lần thứ 2. (Ảnh: Hằng Linh/TTXVN)

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á là một hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á.

Diễn đàn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam trong các lĩnh vực rất được quan tâm hiện nay như chuyển đổi số, điện tử, Trí tuệ Nhân tạo (AI), máy tính, xăng dầu, dược phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp công nghệ cao...

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng đã công bố Thương hiệu Vàng châu Á 2024 và các gương mặt Doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam, Malaysia và Singapore.

Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình, các doanh nghiệp Việt Nam, Malaysia và Singapore cũng đã trưng bày, giới thiệu các sản phẩm; trao đổi và chia sẻ về tư duy doanh nghiệp thời đại công nghệ mới; chiến lược phát triển trở thành doanh nghiệp toàn cầu và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các đại biểu, doanh nhân đã chứng kiến lễ ký hai thỏa thuận hợp tác, gồm thỏa thuận giữa Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam-ASEAN với Hiệp hội Malaysia-Việt Nam và thỏa thuận giữa Công ty Cổ phần Bitexco Nam Long và Công ty Aliranrek (M) Snd Bhd của Malaysia./.

Các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam, Malaysia, Singapore đoạt Thương hiệu Vàng châu Á 2024. (Ảnh: Hằng Linh/TTXVN)
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu mua phế liệu trọn gói – Bảng giá phế liệu hôm nay

Thu mua phế liệu trọn gói – Bảng giá phế liệu hôm nay

09/01/2025 | 16:35

Kinhtedothi - Bạn đã bao giờ tự hỏi phế liệu xung quanh có thể biến thành tiền như thế nào chưa? Dịch vụ tại công ty có nhanh chóng quy trình thanh toán rõ ràng không? Giá thu mua có hấp dẫn? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá tất cả các bí mật về thu mua phế liệu.

Khơi thông dòng chảy chuyển đổi số nâng vị thế cho doanh nghiệp

Khơi thông dòng chảy chuyển đổi số nâng vị thế cho doanh nghiệp

09/01/2025 | 15:34

Kinhtedothi - Chuẩn hoá mô hình nhà máy thông minh từ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nâng cao trình độ quản trị và công nghệ, từ đó tăng vị thế, sức cạnh tranh. Song để khơi thông dòng chảy cần sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ