Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tìm hướng đi mới trong hành trình Chuyển đổi số

Kinhtedothi - Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia của Việt Nam đã đi qua 5 năm. Ngay đầu năm 2024, nhiều chuyên gia công nghệ, y tế đã tìm cho mình một hướng đi mới, liên quan đến kinh tế xanh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Năm thứ nhất 2020 là năm Khởi động CĐS. Năm thứ hai 2021 là năm Tổng diễn tập CĐS trên phạm vi toàn quốc để phòng chống Covid-19. Năm thứ ba 2022 là năm Tổng tiến công với việc phát triển các nền tảng số dùng chung quốc gia. Năm thứ tư 2023 là năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới.

4 trụ cột phát triển kinh tế số

Năm 2024, Việt Nam sẽ phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: Công nghiệp CNTT và truyền thông, Số hoá các ngành, Quản trị số và Dữ liệu số, tạo ra động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. “ Đã đến lúc và đã đủ điều kiện để CĐS quốc gia phải gắn với nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế - xã hội” TS Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khẳng định.

Đã đến lúc và đã đủ điều kiện để CĐS quốc gia phải gắn với nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế - xã hội

Trong phiên họp Tổng kết năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Uỷ ban Quốc gia về CĐS, đã định hướng CĐS cho năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Năm 2024 cũng sẽ là năm phổ cập hạ tầng số, phổ cập các thành tố nền tảng của CĐS, phát triển các ứng dụng số để phát triển kinh tế số.Chuyển đổi số cần tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động".

 Hạ tầng số Việt Nam bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng IoT, hạ tầng tính toán, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng cung cấp công nghệ số như dịch vụ và các nền tảng số có tính hạ tầng. Hạ tầng số Việt Nam có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hoá và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số”.

"Thời điểm này ở Việt Nam việc thành lập Viện Công nghệ số và Sức khỏe tại thời điểm này đã chín muồi" TS Lê Xuân Nghĩa. Ảnh AT

Hướng tới kinh tế xanh

 Tại Hội thảo liên quan đến Chuyển đổi số các chuyên gia, các nhà quản lý hàng đầu Việt Nam như TS Lê Xuân Nghĩa, TS Hà Huy Tuấn (Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia), TS Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nguyên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tướng PGS.TS. Nguyễn Viết Lượng (Chuyên ngành Dinh dưỡng và Thẩm mỹ), TS Võ Trí Thành (Nguyên Phó viện trưởng Viện Nguyên cứu quản lý kinh tế Trung ương), PGS.TS. Bác sĩ cao cấp Đinh Văn Hân (Giám đốc trung tâm Liền vết thương- BV bỏng quốc gia) đã phát biểu đề cập đến sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính và quá trình Chuyển đổi số đối với công tác chăm sóc sức khỏe của người dân.

TS Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết: Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong các nước tạo tín chỉ carbon và đã thu được 1.200 tỉ đồng nhờ bán tín chỉ này. Theo lộ trình, đến năm 2025 nước ta sẽ thành lập sàn giao dịch carbon. Theo nguồn tin riêng của người viết, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa chi 51,5 triệu USD để mua hàng triệu tín chỉ carbon rừng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Giá mua  5 USD/tín chỉ carbon, nhưng sau đó WB  để lại cho VN tới 95% để đóng NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định về giảm phát thải khí nhà kính). Theo đó, một phần khoản tiền này sẽ quay lại hỗ trợ các địa phương Bắc Trung Bộ trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo vệ, phát triển rừng, bảo đảm sinh kế cho người dân giữ rừng.

Hiện tại Việt Nam đã có Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN ra mắt tại TP.HCM để mua bán, trao đổi tín chỉ carbon. Các thị trường tự nguyện của tín chỉ carbon tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong quá trình phát triển. Với đặc thù về mật độ rừng tương đối dày, tầm 14,7 triệu ha (tương đương độ phủ 42%), Việt Nam có thể thu về hàng trăm triệu USD hằng năm thông qua hệ thống giao dịch quốc tế (ETS).

"Cần nhanh chóng đưa công nghệ mới vào khám, điều trị bệnh" PGS.TS. Nguyễn Viết Lượng chia sẻ. Ảnh AT

Được biết WB đã thỏa thuận với Việt Nam mua 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng tại Bắc Trung Bộ. Đây chính là khoản hợp tác, hỗ trợ VN trong bảo vệ, phát triển rừng, giảm phát thải khí nhà kính. WB có một quỹ về hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng tại các quốc gia có diện tích rừng lớn và thay vì đưa tiền tài trợ cho VN, họ yêu cầu chúng ta phải cam kết bảo vệ, phát triển rừng, lượng hấp thụ carbon khu vực rừng mà WB đã mua VN không được bán cho đối tác khác.

 

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.

Thị trường carbon không chỉ hỗ trợ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế xanh. Chắc chắn những sàn Tín chỉ carbon sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên rất sôi động trong thời gian tới khi nguồn cung và cầu đều tăng.

Chuyển đổi số trong y tế

Đối với Chuyển đổi số trong y tế, các chuyên gia đều cho rằng tại thời điểm này ở Việt Nam việc thành lập Viện Công nghệ số và Sức khỏe tại thời điểm này đã chín muồi. Khi mà công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) và trợ lý ảo phát triển, chúng ta có thể dùng công nghệ để thúc đẩy quá trình chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, thành lập Cổng thông tin bệnh nhân, tổng hợp phân tích dữ liệu bệnh nhân...

Ngoài ra, hoàn toàn có thể phát triển các thiết bị công nghệ đeo tay để theo dõi sức khỏe. Khi đó, thay vì chờ khi phát bệnh mới đến cơ sở y tế thì người dân những có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe của mình như nhịp tim, mồ hôi (để theo dõi lượng đường trong máu – một thói quen thiết yếu của bệnh nhân tiểu đường), thiết bị đo oxy (để theo dõi lượng oxy mang trong máu – được sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các trường hợp nghiêm trọng của COVID-19 và các bệnh về đường hô hấp khác). Vấn đề là ai sẽ đi tiên phong trong vấn đề vừa được xới lên trong dịp đầu năm mới?

 

 

Báo Kinh tế & Đô thị đạt kết quả ấn tượng trong chuyển đổi số

Báo Kinh tế & Đô thị đạt kết quả ấn tượng trong chuyển đổi số

Phim hoạt hình Việt Nam thích ứng với công nghệ số

Phim hoạt hình Việt Nam thích ứng với công nghệ số

3 triệu cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trên TikTok

3 triệu cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trên TikTok

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ