Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tín dụng vào mùa cao điểm

Nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 18 - 20% mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề ra, từ nay đến cuối năm, các NH thương mại (NHTM) phải tăng cường đẩy vốn ra thị trường để tăng trưởng thêm 7 - 8%.

Nỗ lực khơi thông nguồn vốn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tín dụng đến 20/9 đạt 10,46%. Như vậy, chỉ trong một tuần cuối tháng 9, tốc độ tăng tín dụng có khác biệt đáng kể... Tuy nhiên, huy động vốn đầu vào đến 20/9 đạt mức 12%, cao hơn so với tăng trưởng tín dụng.
Trạng thái dư thừa của hệ thống xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất, NHNN tiếp tục mua bổ sung dự trữ ngoại hối nhờ các điều kiện thuận lợi về nguồn cung ngoại tệ từ thị trường và diễn biến tỷ giá ổn định; Thứ hai, NHNN tiếp tục mua USD trên thị trường với khối lượng trên 10 tỷ USD, đồng thời mở rộng phát hành tín phiếu kỳ hạn ngắn (14 ngày). Trong khi theo quy luật hàng năm, giải ngân của các NH thường dồn vào những tháng cuối năm. 3 tháng cuối năm, mỗi tháng tăng trưởng tín dụng phải đạt trên 2% mới đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm.
 Hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh Agribank Hà Nội. Ảnh:  Hải Linh
Ông Tiết Văn Thành - Tổng Giám đốc Agribank cho biết, từ đầu năm đến nay, NH luôn thừa vốn, số dư bình quân khoảng 25.000 tỷ đồng. Ngay cả những thời điểm giảm lãi suất huy động, tiền gửi vào NH vẫn tăng. Từ nay đến hết 31/12, Agribank dành khoảng 15.000 tỷ đồng để thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất từ 5 - 7%/năm đối với khách hàng DN quan hệ tín dụng với Agribank. Trong đó, ưu tiên đối với các DN sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; DN nhỏ và vừa… Lãnh đạo Sacombank cũng cho hay, khả năng tín dụng trong quý còn lại của năm sẽ được cải thiện mạnh so với 3 quý đầu năm. Vì thế, bên cạnh 12 gói cho vay ưu đãi đang triển khai, Sacombank cũng sẽ cân nhắc để xây dựng thêm nhiều chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất nữa để cung vốn ra thị trường…
Thủ tục vay vẫn chặt
Mặc dù các NHTM đang từng bước đẩy mạnh vốn giá rẻ ra thị trường đón đầu nhu cầu vốn tăng cuối năm, song không phải khách hàng nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận. Chị Trần Tuyết Nhung (quận Nam Từ Liêm) cho hay, các NH quảng cáo rầm rộ về lãi suất mua, sửa chữa nhà và tiêu dùng cuối năm lãi suất “siêu” rẻ, thậm chí là còn 0%/năm, nhưng sau khi tìm hiểu nhận thấy không dễ dàng tiếp cận được vốn rẻ này, vì điều kiện vay khá ngặt nghèo. Để có thể vay được vốn giá rẻ, DN và cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện tín dụng cần thiết từ phía NH đưa ra, nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu. Chẳng hạn tại VietinBank, khi tham gia gói tín dụng ưu đãi, dù tốc độ giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản hóa nhưng khách hàng phải đáp ứng đủ một số điều kiện căn bản như: Mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng trả nợ, có tài sản đảm bảo…
Thực tế này xuất phát từ việc hệ thống NH đang phải "gồng mình" để thực hiện tái cơ cấu, đảm bảo ổn định hoạt động, xử lý nợ xấu. Do đó, việc các NH đẩy mạnh cho vay sẽ phải đi kèm yêu cầu bắt buộc về kiểm soát nợ xấu, trích dự phòng để hạn chế tình trạng "1 đồng cho vay, 2 đồng mất vốn". Ngoài ra, các NH đang bước vào giai đoạn nước rút tăng vốn điều lệ khi thời hạn kết thúc năm tài chính 2016 ngày càng đến gần để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế theo Basel II, phát triển kinh doanh mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, các giới hạn so với vốn tự có theo quy định của NHNN.
Cho vay ngắn hạn đang tăng lên
Thời điểm này, nhiều NH tung ra các sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi. Chẳng hạn như Eximbank dành 10.000 tỷ đồng với lãi suất vay ngắn hạn chỉ từ 6%/năm đối với các DN xuất nhập khẩu thuộc các lĩnh vực: Giày da, dệt may, cao su, cà phê, tiêu, gạo, nông sản, thủy - hải sản... Tại SHB, chương trình ưu đãi tín dụng “Liên kết đối tác, hiện thực ước mơ” có hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng cũng đã được triển khai với ưu đãi lãi suất chỉ từ 8%/năm, dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay mua bất động sản, ô tô tại các dự án/đại lý là đối tác hoặc đang trong quá trình ký kết hợp tác với SHB… Như vậy có thể dễ nhận thấy các NH chủ yếu mời chào các khoản vay ngắn hạn, điều này vừa hạn chế rủi ro, thu hồi vốn nhanh mà vẫn đạt tăng trưởng tín dụng… Đồng thời nguồn vốn của các NHTM ổn định hơn bởi có thể sử dụng đòn bẩy một đồng vốn cho 2, 3 chu kỳ sản xuất hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ. Trong chương trình kết nối NH - DN những năm qua của các địa phương cũng đã hướng tới việc dành vốn ưu đãi lãi suất cho vay ngắn hạn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ