Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tin tức kinh tế ngày 12/9: lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao

Kinhtedothi – Giá vàng thế giới giảm nhẹ; lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao; nhập khẩu gạo tăng mạnh… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 12/9.

Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao

Theo dữ liệu của Công ty Tư vấn hàng hải Drewry, giữa tháng 7/2024, mức cước vận tải giao ngay của một container hàng hóa 40 feet từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến New York (Mỹ) đã đạt mức 9.387 USD. Con số này cao gấp đôi so với hồi tháng 2/2024.

Tin tức kinh tế ngày 12/9: lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao. Ảnh minh hoạ.

Giám đốc kinh doanh Công ty May mặc Dony Đào Mỹ Linh thông tin, về đơn hàng, doanh nghiệp rất yên tâm cho giai đoạn từ nay đến Tết Nguyên đán, khi Dony ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng 30-40%. Tuy nhiên, giá cước đang là nỗi lo ngại lớn nhất.

Mới đây nhất, Dony xuất khẩu một đơn hàng sang Trung Đông, thay vì khách hàng trả 1.500 USD/container 40 feet, thì phải bỏ ra gấp 6 lần. Đây là con số rất cao, không chỉ khiến tiến độ nhập khẩu giảm đi rất nhiều, mà còn ảnh hưởng đến giá bán từ Dony và đối tác đến người tiêu dùng.

Giá vàng thế giới giảm nhẹ

Giá vàng thế giới trong ngày 12/9 giao ngay ở 2.511,64 USD/ounce, giảm 4,98 USD so với giá vàng ngày hôm qua.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào chiều ngày 12/9, giá vàng SJC trong nước niêm yết ở mức 78,5 – 80,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), ổn định ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên cùng giờ ngày hôm qua.

Giá vàng SJC tại DOJI đang được mua vào ở mức 78,5 – 80,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), ổn định ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên cùng giờ ngày hôm qua.

Giá vàng nhẫn tại SJC niêm yết ở mức 77,53 - 78,63 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), ổn định ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên cùng giờ ngày hôm qua.

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Với kim ngạch nhập khẩu các loại gạo đạt 843 triệu USD trong 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu gạo đã tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo năm 2024, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này dự báo có thể chạm hoặc vượt mốc 1 tỷ USD.

Nguyên nhân nhập khẩu gạo tăng mạnh là từ giữa năm ngoái đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng và neo ở mức cao. Một số thời điểm giá gạo Việt Nam còn vượt xa so với các đối thủ cạnh tranh là Thái Lan và Pakistan. Nên các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu về để sản xuất, vì có lợi về giá hơn.

Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD từ ngân hàng thương mại

Kho bạc Nhà nước thông báo nhu cầu mua ngoại tệ từ ngân hàng thương mại đợt 3 với khối lượng dự kiến 100 triệu USD. Đây là loại hình giao ngay, thực hiện vào ngày 12/9 và thanh toán dự kiến ngày 16/9.

Trước đó, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện đợt chào mua ngoại tệ thứ 2 khối lượng 150 triệu USD, tương ứng hơn 3.700 tỷ đồng được cung ứng vào hệ thống.

Đợt mua ngoại tệ lần 1 diễn ra vào cuối tháng 5, Kho bạc Nhà nước cũng chào mua từ các ngân hàng thương mại với khối lượng 100 triệu USD. Lượng ngoại tệ này nhằm đáp ứng cho các nhiệm vụ chi bằng ngoại tệ qua Kho bạc Nhà nước.

Giá sầu riêng tiếp tục biến động ở miền Tây Nam bộ và Đông Nam bộ

Theo khảo sát, thị trường sầu riêng tại một số khu vực chủ yếu ở miền Tây Nam bộ và Đông Nam bộ tiếp tục được điều chỉnh

Cụ thể, tại khu vực miền Tây Nam bộ, giá sầu riêng Thái đẹp giảm thêm 3.000 đồng/kg xuống 82.000 - 95.000 đồng/kg, RI6 đẹp cũng được giảm 1.000 đồng xuống 57.000 - 59.000 đồng/kg. Tuy nhiên, RI6 mua xô lại tăng 2.000 đồng lên 42.000 - 45.000/kg. Bên cạnh đó, sầu riêng Thái mua xô không thay đổi so với hôm trước.

Như vậy, những lô sầu riêng tươi đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 60% sản lượng thu hoạch, còn lại là tiêu thụ nội địa và chế biến sâu. Theo các chuyên gia trong ngành, khi vào vụ thu hoạch, quả tươi không xuất khẩu được hoặc giá bán thấp thì có thể được cấp đông để xuất khẩu sau. Từ đó giúp giảm áp lực tiêu thụ quả tươi vào chính vụ và nhà cung cấp có thể chủ động được việc điều tiết sản phẩm ra thị trường.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ