Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tinh hoa, đặc sắc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2022

Kinhtedothi - Hàng nghìn sản phẩm OCOP, tinh hoa làng nghề hội tụ; nhiều hoạt động đặc sắc đang diễn ra tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2022. Festival được tổ chức từ ngày 14 - 18/12 tại khu trường đua F1 (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Nâng tầm quảng bá sản phẩm truyền thống, ocop

Chia sẻ niềm vui khi vừa bán được bức tranh thêu tay truyền thống có chủ đề “Quê hương Việt Nam” với giá 18 triệu đồng, chị Ngô Thị Tín – chủ cơ sở trang thêu Tiền Tiến (ở xã Quất Động, huyện Thường Tín) cho biết: “Từng đi rất nhiều các hội chợ, Festival trong Nam ngoài Bắc nhưng chưa bao giờ tôi thấy Festival tầm cỡ quy mô hoành tráng như thế này. Không chỉ tạo mọi điều kiện thuận lợi quảng bá, giới thiệu sản phẩm với trong khu trưng bày kiên cố, trang trí bắt mắt, các thành viên Ban tổ chức còn quan tâm, thường xuyên hỏi han xem tình hình khách tham quan, mua sắm như thế nào? Hôm nay có bán được nhiều sản phẩm không?...”

Chị Ngô Thị Tín – chủ cơ sở trang thêu Tiền Tiến (ở xã Quất Động, huyện Thường Tín) tư vấn tranh cho khách hàng. Ảnh: Ánh Ngọc

Tham dự Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2022, chị Tín mang đến trưng bày hơn 50 sản phẩm tranh thêu với đa dạng mẫu mã, kích thước, giá bán dao động từ vài trăm nghìn đồng đến 20 triệu đồng. Trong 3 ngày qua, chị Tín đã bán được số lượng khá những tranh thêu có chủ đề về phong cảnh kết hợp với chữ có kích thước vừa tầm.

Khách hàng chọn mua sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc

Tấp nập người ra vào hơn cả là khu trưng bày ngành hàng đồ gỗ mỹ nghệ, dân dụng. Anh Vũ Chí Công, nhân viên bán hàng của cơ sở đồ gỗ Ngọc Điểm (xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín) cho hay, do đây là thời điểm gần Tết nên nhu cầu mua sắm trang hoàng nhà cửa của người dân tăng cao nên cả ban ngày và buổi tối lượng khách thăm quan gian hàng rất đông.

“Festival là cơ hội quảng bá lớn tới người dân Thủ đô và các tỉnh thành của cơ sở đồ gỗ của tôi cũng như làng nghề gỗ truyền thống Vạn Điểm. Tôi kỳ vọng, từ sự kiện này sẽ có nhiều khách hàng trên cả nước kết nối, đặt hàng những sản phẩm tinh xảo từ các loại gỗ quý (mun, trắc…) của chúng tôi như: Bàn ghế phòng khách, kệ ti vi, đồng hồ, tủ…

Gian trưng bày sản phẩm OCOP của Công ty CP Ong miền núi. Ảnh: Ánh Ngọc

Vừa nhanh tay sắp xếp kệ hàng ngăn nắp, vừa luôn miệng giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, chị Nguyễn Thị Duyên, nhân viên marketing Công ty CP phát triển Ong miền núi (quận Thanh Xuân) phấn khởi cho biết, gian hàng tại Festival của công ty luôn thu hút rất đông khách hàng đến thăm quan, dùng thử và chọn mua sản phẩm.

Theo chị Duyên, do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được chú trọng nên trong 3 ngày qua, công ty bán rất chạy các sản phẩm OCOP 4 sao là mật ong hoa bạc hà và sữa ong chúa tươi. Hy vọng, sau tham dự Festival, các sản phẩm của Ong miền núi sẽ “tiếng lành đồn xa”, tăng doanh số bán hàng và tăng trưởng doanh thu trong thời gian tới.

Nhiều sản phẩm tinh xảo của làng nghề gốm Bát Tràng được trưng bày, quảng bá tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc

Những trải nghiệm thú vị cùng nghệ nhân Thủ đô

Hoạt động hấp dẫn, thụ hút sự theo dõi, tham gia đông đảo của khách hàng và người dân tại Festival không thể không kể đến đó là phần trình diễn tay nghề của các nghệ nhân nổi tiếng Hà Nội.

Khách hàng thích thú trải nghiệm tự tay làm sản phẩm lưu niệm, trang trí tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc

Theo đó, trong suốt những ngày diễn ra Festival, hàng trăm khách hàng và người dân được “mục sở thị” quy trình, thao tác tạo nên các sản phẩm nghệ thuật đa dạng của các nghệ nhân và nhóm nghệ nhân ngành hàng thủ công, mỹ nghệ; đồng thời khách hàng được các nghệ nhân, thợ giỏi “bắt tay chỉ việc” làm nên các sản phẩm thủ công, đồ lưu niệm theo sở thích. Cụ thể: 

Ngày 15/12, nhóm nghệ nhân Xuân Cường cùng nghệ nhân mây tre đan Nguyễn Văn Tĩnh, nghệ sĩ tết dây Linh Macrame cùng kết hợp làm vòng dây đeo cổ, vòng tay, hoa tai và một số sản phẩm khác trên các chất liệu sừng, sơn, mây tre, tơ, chỉ mầu để hướng dẫn đồng hành cùng các khách hàng tạo ra 50 -70 sản phẩm phụ kiện thời trang. Trong chương trình có sự trợ giúp và tư vấn làm sản phẩm của chuyên gia thủ công mỹ nghệ Vũ Hy Thiều.

Sau hoàn thành sản phẩm, khách hàng được mang sản phẩm về nhà. Ảnh: Ánh Ngọc

Ngày 16/12, nghệ nhân Lê Văn Nguyên biểu diễn thêu các sản phẩm quà tặng du lịch trong chương trình. Cùng với đó, nghệ nhân hướng dẫn khách hàng thêu 20 chiếc khăn với các mẫu đơn giản (5 khách trải nghiệm/lượt). Đồng hành còn có nhóm nghệ nhân Nguyễn Tiến Cường biểu diễn làm dép cao su (lốp xe). Khoảng 50 khách hàng đã được nghệ nhân hướng dẫn làm sản phẩm, sau khi hoàn thiện được mang dép về sử dụng.

Ngày 17/12, Nghệ nhân làng nghề mây tre đan Phú Vinh biểu diễn đan tết các sản phẩm tiêu dùng, phụ kiện thời trang bằng các chất liệu mây và sừng. Các nghệ nhân đã tặng hơn 30 sản phẩm cho những khách hàng trải nghiệm và hoàn thành sản phẩm. Song song với đó, nhóm nghệ nhân khảm trai sẽ trình diễn và hướng dẫn khách hàng trải nghiệm làm 20 sản phẩm khảm trai là quà tặng lưu niệm.

Biểu tượng Chùa Một Cột - Hà Nội tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 

Là một trong những khách hàng tham dự chương trình đặc sắc này, chị Trương Thị Mai (ở quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất thú vị khi chỉ trong 30 phút đã tự tay thiết kế, tết dây làm nên đôi hoa tai vintage theo sở thích, cá tính của mình. Càng vui hơn khi được nghệ nhân hướng dẫn nhiệt tình và được mang về sản phẩm chính mình làm ra”.

Một tác phẩm sinh vật cảnh tiêu biểu được trưng bày tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc
 

Theo đại diện Ban tổ chức, Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2022 có sự góp mặt của 273 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Trong đó gồm: 153 đơn vị của 27 quận, huyện, thị xã của Hà Nội; 92 đơn vị của 24 tỉnh, TP bạn; 28 đơn vị, DN. Ngoài ra, tại sự kiện còn trưng bày khoảng 500 tác phẩm sinh vật cảnh tiêu biểu của 15 tỉnh, TP phía Bắc.

Khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022

Khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ