Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổ chức Lễ hội mùa Thu chiều lòng tín đồ yêu Hà Nội

Kinhtedothi - Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), Festival Thu Hà Nội và Không gian ẩm thực Hà Nội sẽ được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 29/9 -1/10 nhằm quảng bá nét đẹp, giá trị văn hóa, du lịch, thu hút du khách đến với Thủ đô.

Hà Nội đến để yêu

“Việt Nam đang thực sự là điểm sáng của du lịch châu Á. Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam là 1 trong 12 điểm đến tốt nhất thế giới vào mùa Thu khi thời tiết đã khô hơn, mát lành hơn khi mùa gió mùa đã kết thúc” - Hãng tin CNN dẫn nhận định của ông Scott Keyes, nhà sáng lập nền tảng cung cấp vé máy bay giá rẻ nổi tiếng thế giới Scott's Cheap Flights, trong bài viết về 12 điểm đến tốt nhất thế giới vào mùa Thu.

Khách du lịch nước ngoài tham quan Thủ đô. Ảnh: Lại Tấn.

Theo CNN, mùa du lịch hè luôn sôi động, nhưng du lịch mùa thu có nét hấp dẫn riêng khi sự náo nhiệt đã đi qua. Thủ đô của Việt Nam - Hà Nội đang vào Thu - thời tiết dễ chịu, ánh nắng vàng óng, rất lý tưởng để dạo quanh khu phố trung tâm ngắm những con phố cổ kính trầm mặc. Hà Nội có ẩm thực phong phú, hấp dẫn cùng với sự thân thiện, cởi mở của người dân chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách mỗi khi đến Việt Nam.

Đến với Hà Nội trong những ngày cuối tháng 9, du khách trong nước và quốc tế sẽ có cơ hội trải nghiệm cùng một lúc 2 sự kiện văn hoá, du lịch đặc sắc. Cụ thể,  Festival Thu Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu” sẽ diễn ra từ ngày 29/9-1/10.

Một khu vực trưng bày quy mô 150 gian hàng được bố trí dọc đường Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch và khu vực nhà Bát Giác. Khu vực này sẽ giới thiệu không gian “Sắc hoa mùa Thu”; không gian quảng bá sản phẩm làng nghề chủ đề “Vườn ánh sáng”; không gian “Quà tặng mùa Thu”; không gian “Hương vị mùa Thu”; triển lãm ảnh “Thu Hà Nội - Đến để yêu”; khu gian hàng của các tỉnh, thành phố; khu gian hàng của cơ quan du lịch quốc tế giới thiệu điểm đến du lịch các nước, thúc đẩy hoạt động du lịch song phương...

Festival Thu Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu” sẽ diễn ra từ ngày 29/9-1/10.  Ảnh: Lại Tấn.

Trong khuôn khổ Festival Thu Hà Nội, nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến du lịch được tổ chức: Hội nghị phát triển du lịch MICE & Golf (du lịch hội nghị, hội thảo và golf); diễu hành, trình diễn múa lân sư rồng của huyện Thanh Oai, rước đèn trung thu của thị xã Sơn Tây, trình diễn diều của huyện Đông Anh, sắp đặt hoa của huyện Mê Linh, trình diễn rối cạn Tế Tiêu của huyện Mỹ Đức, giới thiệu nghệ thuật chế biến và thưởng thức trà sen hồ Tây của quận Tây Hồ...

Cùng với đó là hoạt động tái hiện đám cưới xưa và nay, trình diễn thời trang áo dài, hoạt động diễn hành của thiếu nhi, vẽ tranh thiếu nhi; hoạt động diễu hành xích lô du lịch, xe đạp, xe buýt 2 tầng trên đường Thanh Niên, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu..

Trải nghiệm văn hoá ẩm thực

Theo gợi ý của Scott Keyes: Hà Nội có vô số món ăn làm hài lòng những tín đồ ẩm thực. Chả cá là tên của một con phố nổi tiếng ở Hà Nội nhưng cũng là một món ăn nổi tiếng ở thành phố này. Món bánh tôm của Hà Nội cũng là một món ăn bạn nên thử khi ghé thăm TP.

Nhằm quảng bá rộng rãi hơn giá trị ẩm thực với tư cách một sản phẩm du lịch đặc sắc của Thủ đô tới nhân dân, du khách trong và ngoài nước, TP Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội với chủ đề “Tinh hoa ẩm thực Việt”, dự kiến diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 1/10/2023 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.

 Món Chả rươi tại một quán hàng ở phố Ô Quan Chưởng. Ảnh: Lại Tấn.

Không gian được chia thành các không gian trưng bày, biểu diễn ẩm thực truyền thống, tái hiện những món ăn truyền thống của Hà Nội như: Bún thang, Chả cá Lã Vọng, Bún ốc nguội, Xôi Phú Thượng, Ô mai, Bánh mì... Điểm nhấn tại đây là không gian của Phở Hà Nội, nét tiêu biểu của ẩm thực Hà Thành và một số thương hiệu phở nổi tiếng khác. Du khách sẽ được trải nghiệm quy trình tạo ra những loại “Sợi”- một trong những nguyên liệu làm nên món ăn đặc trưng của bún, miến, phở.

Giới thiệu ẩm thực đặc sắc của các quận, huyện, làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội; các nghệ nhân trình diễn quy trình làm nên những món ăn đặc sản địa phương như: Rượu hũ làng Ngâu (Thanh Trì), Bún xào cần (Đông Anh), Tương Cự Đà (Thanh Oai)... Song hành cùng gian hàng ẩm thực và không gian giải trí, thưởng lãm các loại hình nghệ thuật làng nghề - chợ quê và các trò chơi dân gian.

Tại đây cũng sẽ có không gian ẩm thực quốc tế và các món ăn đương đại và đặc biệt là không gian quảng bá các cơ sở ẩm thực đạt giải Michelin, điểm đến du lịch ẩm thực của Thủ đô như: Tầm Vị, GIA (1 sao Michelin); Phở bò Ấu Triệu, Phở gà Nguyệt, Chả cá Thăng Long, Tuyết Bún chả 34 (Bib Gourmand)...

Không gian cũng sẽ giới thiệu một số món ăn đường phố; du khách sẽ được nghe các đầu bếp, nghệ nhân giới thiệu văn hóa ẩm thực và độc đáo riêng biệt trong cách chế biến từng món ăn...

 

Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội không chỉ quảng bá giá trị ẩm thực với tư cách một sản phẩm du lịch đặc sắc của Thủ đô mà còn là dịp tạo cơ hội để các đơn vị, nghệ nhân, làng nghề ẩm thực của Hà Nội, Việt Nam được giới thiệu sản phẩm ẩm thực, làng nghề truyền thống và hiện đại đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt là tạo không gian để người dân, du khách có dịp được thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa ẩm thực Việt.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội Nguyễn Ánh Dương

Hà Nội mùa Thu

Hà Nội mùa Thu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ