Toàn cảnh HĐND TP Hà Nội chất vấn nhóm vấn đề quản lý đô thị
Theo thông tin báo chí phản ánh, khu vực Triển lãm Giảng võ được cấp phép xây cao ốc 50 tầng nhưng theo chủ trương của TP là chúng ta hạn chế xây dựng nhà ở tại các khu nội đô, vậy việc này thực tế báo chí đã phản ánh và gây nhiều bức xúc cho nhân dân, tôi xin hỏi Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc trong việc tham mưu cho thành phố về nội dung này, trách nhiệm của Sở khi thực hiện tham mưu cho TP, các chủ trương của TP?
Tôi có một câu hỏi dành cho Công an TP Hà Nội. Ngoài trách nhiệm của Sở GTVT về đảm bảo trật tự giao thông thì cũng có trách nhiệm của lực lượng Công an TP. Hiện nay, theo cử tri phản ánh có hiện tượng việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè của các bãi trông giữ xe trái phép, tại một số điểm có xe khách liên tỉnh dừng, đón, trả khách sai quy định dẫn đến hàng, quán rong. Tại các điểm dừng, đón khách sai quy định này dẫn đến có các đối tượng bảo kê thu tiền của các đối tượng bán hàng rong và các bãi trông giữ xe trái phép cũng có hiện tượng bảo kê. Vì vậy tôi đề nghị đồng chí Giám đốc CA TP Hà Nội cho biết, CA TP có biết vấn đề này hay không và việc kiểm tra này có thực hiện kiểm tra thường xuyên hay không, kết quả kiểm tra như thế nào?. Việc phối hợp của CA TP với Sở GTVT để xử lý một số vấn đề trước mắt như thế nào?
Về câu hỏi của tôi, các đồng chí đã trả lời ở câu hỏi số 23. Câu hỏi của tôi ở đây là, qua các đánh giá cũng như là các đồng chí đã chỉ ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục, tôi cũng hoàn toàn đồng tình. Đặc biệt về nguyên nhân, các đồng chí đã xem phóng sự và trong nguyên nhân cũng ta cũng đánh giá là mỗi năm chúng ta tăng khoảng 200 nghìn người, thành một cư dân của một huyện tương đối lớn.
ĐB Xuân Phương |
Tuy nhiên, trong phần giải pháp, có nhiều giải pháp nhưng có một giải pháp mà chúng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta cần phải nghiên cứu. Tất nhiên suy nghĩ của tôi cũng không lớn như của anh Đoàn đó là xây dựng một trung tâm Thủ đô mới, nhưng mà ở đây chúng ta đã có giải pháp ngay trong quy hoạch Thủ đô, đó là xây dựng đô thị vệ tinh. Đô thị vệ tịnh chính là giãn dân. Điều này chúng ta đã bảo vệ trước Thủ tướng Chính phủ khi mà phê duyệt quy hoạch và từ đó đến nay (từ 2011 đến nay, tức là 6 năm) và trong đề án số dân đến năm 2020 từ 7,5 triệu cho đến 7,9 triệu. Nếu con số thật bây giờ thì chúng ta đã vượt số dân trong nội đô.
Do vậy chúng tôi thấy rằng có mấy vấn đề, một là chung cư, hiện nay, tôi thường xuyên nhận được rất nhiều tin nhắn về mua chung cư trong nội đô và nếu với tốc độ dồn dân như thế này thì như các đại biểu trước đã phát biểu, sẽ hiện hữu ách tắc, ùn tắc từ 3-5 năm tới. Tôi nhận thấy, ngay trong giải pháp của câu hỏi 23 cũng không đặt vấn đề gì về đô thị vệ tinh. Tôi muốn các đồng chí cho tôi biết là lộ trình để triển khai các khu đô thị vệ tinh để một là người dân yên tâm, kể cả yên tâm về đầu tư vì người ta biết lộ trình của chúng ta để người ta đầu tư giãn dân về khu vực đó. Tôi xin cái lộ trình chứ không 5 đô thị vệ tinh mãi mãi như 5 cô gái chưa bao giờ được khai thác.
Hà Nội đang bùng nổ vấn đề giao thông, TP có nhiều giải pháp khắc phục tình trạng đó, việc chúng ta có tăng cường các giải pháp thì chúng ta cũng không thể giải quyết hết được do quỹ đất thấp. trong đó có việc quản lý phương tiện, phương tiện xe thô sơ biến tướng thành xe vận chuyển vật liệu xây dựng và hàng cồng kềnh như xe máy thành xe lôi để kéo nguyên vật liệu, tôn, khung sắt, nhiều bức ảnh trên mạng đăng không nơi đâu có chuyện giao thông thế này, các phương tiện đó rất ít tiền, cũ kỹ nhưng kéo theo xe lôi lớn, gây ra nguy hiểm, gây mất mỹ quan thành phố. Tôi đề nghị công an TP có phương án gì giải quyết triệt để vấn đề này? Kể cả thu xe họ cũng chấp nhận vì xe không đáng giá bao nhiêu nhưng hậu quả gây ra rất lớn? Thứ hai là taxi dù gần như lũng đoạn giao thông thành phố, nhiều kỳ họp cũng đặt ra vấn đề này, các phương tiện phục vụ khách rất quan trọng đối với Thủ đô du lịch nên việc xử lý taxi dù rất cần thiết. Tôi đề nghị UBND TP trả lời phương án giải quyết dứt điểm.
Trả lời câu hỏi của ĐB liên quan đến việc sắp xếp điều chuyển luồng tuyến vận tải liên tỉnhtrên địa bàn TP Hà Nội.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết: “Bộ GTVT đã có Quyết định số 2288 ngày 26/6/2015 và Quyết định số 3848 ngày 29/10/2015, phê duyệt quy hoạch chi tiết luồng tuyến VTHK liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Căn cứ vào quy hoạch chi tiết kèm thèo thì trên địa bàn TP Hà Nội có 668 tuyến kết nối từ 5 bến xe: Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm, Yên Nghĩa đến 42 tỉnh, TP trên cả nước.
Hiện nay, các luồng tuyến vận tải liên tỉnh đã thực hiện theo đúng quy hoạch đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt. Các đồng chí đại biểu HĐND TP nói là có nhiều luồng tuyến sai quy hoạch là không đúng.
Tuy nhiên, Và đúng như đồng chí đại biểu HĐND TP có nêu, năm 2013 khi đụng đến vấn đề điều chuyển luồng tuyến của tuyến Mỹ Đình mà báo chí rất sôi động thì sau đó chúng ta đã mở rộng bến xe Mỹ Đình đáp ứng một phần nhu cầu. Sau đó, trong năm 2014, chúng ta đã làm quy hoạch chi tiết để trình Bộ trưởng GTVT phê duyệt, ổn định các luồng tuyến trên địa bàn TP cho đến nay, đảm bảo vận chuyển hành khách trên địa bàn TP Hà Nội đi các tỉnh, TP đối lưu.
Tuy nhiên theo định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, luồng tuyến được quy hoạch theo hướng đi và hướng bến đến. Cụ thể, đối với các khu vực phía
Vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu chúng tôi rà soát để đảm bảo thực hiện đúng định hướng quy hoạch. Trước mắt ưu tiên đảm bảo sắp xếp hợp lý, khoa học, chống UTGT trên địa bàn TP. Giai đoạn này, nhu cầu đi lại của Nhân dân rất lớn nên chúng ta cũng cố gắng giữ luồng tuyến VTHK liên tỉnh ổn định.
Sở GTVT cùng Công an TP, Tổng cục Đường bộ và các cơ quan của Bộ GTVT đã tiến hành rà soát rất kỹ càng. Chúng tôi đã xây dựng nguyên tắc để sắp xếp luồng tuyến VTHK liên tỉnh, đảm bảo phục vụ Nhân dân trên địa bàn của TP Hà Nội cũng như trên địa bàn cả nước. Trước tiên sẽ phải rà soát và sắp xếp lại các luồng tuyến đang đi sai định hướng quy hoạch, đi vào những tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn, dễ gây UTGT; đặc biệt tập trung vào khu vực đường Vành đai 3.
Đường Vành đai 3 trước khi hợp nhất vốn là đường ngoại ô, nhưng khi Hà Nội và Hà Tây hợp nhất thì nó lại trở thành đường nội đô. Khu vực này trước đây giao thông rất thuận lợi, nhưng hiện lại là tuyến đường dễ gây UTGT nhất. Chính vì thế chúng tôi tập trung rà soát những tuyến VTHK liên tỉnh đi từ Mỹ Đình đến phía
Cụ thể, đối với các tuyến từ Mỹ Đình đi phía Nam toàn bộ sẽ đưa về 2 Bến xe: Nước Ngầm và Giáp Bát; những tuyến từ bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát đi lên phía Bắc mà chạy qua đường Vành đai 3 thì điều chỉnh về bến xe Nước Ngầm. Lượng xe chạy qua đường Vành đai 3, từ nút giao Big C - Trung Hòa đến Pháp Vân - Cầu Giẽ đang được điều chỉnh giảm.
Quá trình điều chỉnh, sắp xếp lại, báo cáo các đại biểu đều liên quan động chạm đến các tỉnh, các hiệp hội. UBND các tỉnh, các hiệp hội đã gửi thư đến Thủ tướng; Thủ tướng giao lại cho TP Hà Nội và chúng tôi đã báo cáo, trả lời lại các tỉnh.
Hiện nay, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Tổng cục đường bộ Việt Nam cùng các cơ quan của Bộ GTVT, rà soát và xây dựng xong phương án điều chỉnh luồng tuyến VTHK liên tỉnh để đảm bảo hạn chế UTGT. Chúng tôi cũng đã báo cáo tập thể UBND TP, thống nhất để báo cáo lãnh đạo Bộ GTVT, để thống nhất quan điểm phối hợp liên quan đến vấn đề này.
Trong quy hoạch về luồng tuyến vận tải được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt có quy định thời gian điều chỉnh luồng tuyến là vào tháng 12 và tháng 6 hàng năm.. Tuy nhiên, để ổn định việc đi lại của Nhân dân trong dịp Tết này, chúng tôi thống nhất với Tổng cục Đường bộ sẽ bắt đầu điều chuyển luồng tuyến từ 1/3/2017.
Sở GTVT cùng Công an TP và Tổng cục Đường bộ cùng các cơ quan của Bộ GTVT đã tiến hành rà soát rất kỹ càng và chúng tôi đã xây dựng nguyên tắc để sắp xếp luồng tuyến các tỉnh để phục vụ cho nhân dân trên địa bàn của TP Hà Nội cũng như trên địa bàn cả nước. Vì hiện nay nhu cầu đi lại của Nhân dân rất lớn nên chúng ta cố gắng giữ luồng tuyến vận tải ổn định. Trong đó, vừa rồi chúng tôi đã rà soát và đưa ra các nguyên tắc để sắp xếp luồng tuyến. Một là rà soát lại các luồng tuyến hiện nay đi sai định hướng quy hoạch, đi vào những tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn, dễ gây ùn tắc giao thông để từ đó có hướng sắp xếp lại. Hiện nay, chúng tôi tập trung vào đường vành đai 3. Đường Vành đai 3 trước khi hợp nhất đó là đường ngoại ô, nhưng khi Hà Nội và Hà Tây hợp nhất thì nó lại trở thành đường nội đô. Khu vực này trước đây đang là khu vực giao thông rất thuận lợi nhưng hiện nay lại đường dễ gây ùn tắc giao thông nhất. Chính vì thế chúng tôi tập trung rà soát những tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đi từ Mỹ Đình đến phía Nam hoặc là các tuyến từ bến xe Nước Ngầm, bến xe Giáp Bát đi sang khu vực phía Bắc và vào tuyến này thì cố gắng điều chuyển đối với các tuyến từ Mỹ Đình đi phía Nam toàn bộ về bến xe Nước Ngầm và bến xe Giáp Bát và toàn bộ những tuyến từ bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát đi lên phía Bắc mà chạy qua đường Vành đai 3 thì chúng ta điều chỉnh về khu vực bến xe Nước Ngầm để giảm lượng xe chạy xuyên tâm đi qua đường Vành đai 3 từ nút giao Big C đến Trung Hòa, Pháp Vân-Cầu Giẽ được điều chỉnh sắp xếp lại. Quá trình điều chỉnh, sắp xếp lại, báo cáo các đại biểu đều liên quan động chạm đến các tỉnh, các hiệp hội. UBND các tỉnh, các hiệp hội đã gửi thư đến Thủ tướng và Thủ tướng đã lại cho TP Hà Nội và chúng tôi đã báo cáo, trả lời lại các tỉnh. Hiện nay, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Tổng cục đường bộ Việt Nam và các cơ quan của bộ, chúng tôi đã rà soát và xây dựng xong phương án điều chuyển theo phương án sắp xếp lại để đảm bảo UTGT. Trong quy hoạch về luồng tuyến vận tải được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt có quy định thời gian điều chỉnh luồng tuyến là vào tháng 12 và tháng 6 hàng năm. Chúng tôi đã hoàn chỉnh và báo cáo tập thể UBND TP, thống nhất để báo cáo Bộ GTVT, chúng tôi cũng đã báo cáo lãnh đạo Bộ để thống nhất quan điểm phối hợp liên quan đến vấn đề này. Sau khi điều chỉnh quy hoạch xong chúng ta sẽ chính thức triển khai và trong điều chỉnh quy hoạch tháng 12 này. Chúng tôi thống nhất với Tổng cục Đường bộ để ổn định việc đi lại của nhân dân trong dịp Tết này thì chúng ta sẽ bắt đầu điều chuyển luồng tuyến từ 1/3/2017.
Chủ tịch HĐND TP nhắc nhở Giám đốc Sở GTVT, đại biểu hỏi là điều chỉnh có chậm không? Trách nhiệm thuộc về ai?
Giám đốc Sở GTVT trả lời: Đúng là theo dự kiến có chậm so với phương án. Trước đây chúng ta có phương án đề xuất ban đầu điều chuyển luồng tuyến các tỉnh Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Thanh Hóa sang khu vực bến xe Nước Ngầm khoảng 88 lượt/tuyến ngày. Tuy nhiên khi điều chuyển như vậy, các hiệp hội và 4 tỉnh có thư gửi Thủ tướng; Thủ tướng đã giao về Hà Nội để xem xét lại.
Chúng tôi có xem xét lại thì phương án đó không đảm bảo được tiêu chí: công bằng giữa các tỉnh, TP, không đảm bảo điều chuyển đồng bộ giữa các luồng tuyến. Cả phía
Do khối lượng rà soát rất lớn nên Sở và cơ quan của Bộ phải chia làm nhiều lần, đồng thời làm việc với các hiệp hội, các bến xe. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm làm chậm đề xuất để báo cáo TP và Bộ. Chúng tôi thấy, tuy có chậm nhưng Hà Nội không chủ động được điều này, sau khi làm xong còn phải đề xuất với Bộ và Bộ quy định thời điểm rõ ràng là 31/6 và tháng 12 năm 2016. Kỳ này chúng tôi đã làm xong phương án và trình Bộ GTVT để điều chỉnh đúng quy định vào tháng 12/2016.
ĐB Hoàng Thị Thúy Hằng tái chất vấn, đồng chí có trao đổi về Quy hoạch luồng tuyến đang thực hiện theo Quyết định 2288 của Bộ GTVT năm 2015 và đồng chí cũng nói là không sai so với quy hoạch nhưng nhận định của ĐB là trên căn cứ theo Quyết định 2288, quy định việc bố trí luồng tuyến của Hà Nội theo nhu cầu và theo hướng tuyến, tính kết nối giữa các mạng lưới giao thông, các tuyến cụ thể như sau: các tuyến QL1, QL1B đi vào Gia Lâm, các tuyến đường Hồ Chí Minh, QL6 đi vào bến xe Yên Nghĩa, các tuyến đi theo QL32 đi vào đường cầu Thăng Long, bến xe Mỹ Đình.... Quy định rất cụ thể các hướng tuyến như vậy chính vì thế đối chiếu với các quy định này và hiện nay qua rà soát và chính Sở GTVT đã có báo cáo số 583 gửi Bộ GTVT và Tổng cục đường bộ Việt Nam xin điều chỉnh một số tuyến đang sai so với hướng tuyến.
Cụ thể, ví dụ tại bến xe Giáp Bát có các tuyến đi Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, các tuyến này theo Quyết định 2288 thì phải vào bến xe Mỹ Đình, tương tự như vậy còn có bến xe Gia Lâm…. Chúng tôi hoàn toàn thấy rằng bến xe YênNghĩa, Gia Lâm, Giáp Bát đang có những tuyến xe cần điều chỉnh theo Quyết định 2288. Nếu Sở GTVT chưa nhận diện rõ chúng ta còn đang sai so với hướng tuyến thì đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chúng ta chậm điều chỉnh trong thời gian qua.
Giám đốc Sở GTVT trả lời ý kiến của đại biểu Hằng, trong Quyết định 2288 ngày 26/6/12015 của Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch luồng tuyến, Điều 1 có nói phê duyệt quy hoạch luồng tuyến phải trên cơ sở ổn định luồng tuyến vận tải. Và ổn định đường tuyến vận tải đến năm 2020, còn mục đồng chí vừa đọc là theo định hướng của luồng tuyến sau năm 2020. Chúng ta chưa nói đến chuyện điều chỉnh đúng tuyến, Hà Nội mới đang yêu cầu là điều chuyển hướng tuyến theo định hướng quy hoạch. Còn đồng chí đọc là định hướng quy hoạch sau 2020 và trong quy hoạch được phê duyệt thì Bộ trưởng quy định ổn định các luồng tuyến hiện nay đến năm 2020, còn các định hướng sau 2020 và tuyến mới bổ sung ngoài các tuyến đã được quy hoạch thì phải theo định hướng này.
Tuy nhiên, hiện Hà Nội đang cần giải quyết UTGT nên Hà Nội báo cáo với Bộ GTVT để Bộ thống nhất cho chủ trương điều chỉnh hướng tuyến theo định hướng quy hoạch. Bên cạnh đó, các hiệp hội vẫn nói, theo quy hoạch thì chúng tôi đang hoạt động ổn định đến năm 2020, tại sao bắt chúng tôi điều chuyển? Hà Nội trả lời rằng, chúng tôi đang rà soát lại những tuyến chưa đúng theo định hướng quy hoạch, gây UTGT cho TP, những tuyến này phải điều chỉnh. Mà nếu không đúng quy hoạch thì chắc chắn không ổn rồi, chúng ta đang thực hiện chạy đúng quy hoạch được Bộ phê duyệt.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nhận xét: Việc điều chỉnh luồng tuyến là cần thiết, Hà Nội đang triển khai các bước và có chậm, tuy nhiên chậm vì nhiều lý do, vì liên quan đến xe liên tỉnh vào Hà Nội, liên quan đến các tỉnh và Bộ phải phê duyệt quy hoạch. Một bên đồng chí Giám đốc nói theo hướng các vấn đề đang được triển khai thực hiện và một bên hỏi theo hướng sẽ điều chuyển.
GĐ Sở GTVT trả lời ĐB Đình Đoàn: Về quy hoạch tổ chức giao thông cho Hà Nội, chúng tôi tổ chức hội thảo có 264 đại biểu tham gia. Các đại biểu và nhà quản lý đóng góp rất nhiều giải pháp. Trong đó có 6 giải pháp cơ bản để đảm bảo chống UTGT lâu dài gồm: Đầu tư kết cấu giao thông đồng bộ, hạ tầng giao thông; Phát triển hệ thống giao thông công cộng, hiện nay chúng ta đang triển khai được 2/6 tuyến đường sắt đô thị; Tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tế, về việc này, UBND TP đang tổ chức các cuộc thi để tìm ra giải pháp giao thông; Quản lý, tổ chức điều hành hệ thống giao thông thông minh; Quản lý phương tiện giao thông cá nhân như ô tô, xe máy và các phương tiện khác, có lộ trình giảm dần xe máy và tiến tới dừng xe máy ở khu vực nội đô; Kết hợp tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật với xử lý nghiêm vi phạm.
Tôi đặt hai câu hỏi. Về vấn đề giao thông, như chúng ta vừa xem phóng sự, những quy hoạch luồng tuyến chưa hoàn toàn đúng với quy hoạch, tần suất hoạt động của các xe ở một số tuyến còn bất cập, chưa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trên một số tuyến đường vành đai hoặc những địa điểm xung quanh bến xe, tình trạng này đã kéo dài nhiều năm. Từ năm 2013, Thủ tướng đã có chỉ đạo đối với UBND TP Hà Nội và Bộ Giao thông khẩn trương tìm giải pháp khắc phục. Tuy nhiên đến ngày 11/8/2016, Chủ tịch UBND TP đã có thông báo số 276 yêu cầu Sở GTVT đảm bảo duy trì, chủ trì để sắp xếp các tuyến đúng lộ trình theo quy định và giảm dần vào các tháng 8,9 và chấm dứt vào ngày 1/10/2016 nhưng đến nay việc giải quyết này vẫn còn tồn tại và chưa được khắc phục triệt để. Tôi xin gửi câu hỏi đến lãnh đạo UBND TP về nguyên nhân, trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề điều chỉnh luồng tuyến của các bến xe khách liên tỉnh và phương hướng tháo gỡ, giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.
Thứ hai, trong lĩnh vực trật tự xây dựng, tôi nhất trí ý kiến của ĐB Cường là tình trạng vi phạm xây dựng giao thông trên đất công, đất nông nghiệp hiện nay đang diễn ra rất phức tạp. Tôi xin cung cấp một số số liệu cho các đại biểu của ban Đô thị khảo sát trong hai năm vừa qua. Đó là trong năm 2014 có 1125 vụ về vi phạm trật tự đất công, đất nông nghiệp trong tổng số 2041 vụ. Năm 2015, con số này là 1175/2268 vụ riêng 9 tháng đầu năm 2016 là 792/2149 vụ, xin được chuyển câu hỏi đến đại diện lãnh đạo UBND TP, xin cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng này.
Xin cung cấp thêm với đại biểu HĐND, trách nhiệm hiện nay là trách nhiệm của cán bộ quản lý, buông lỏng quản lý về đất đai, tuy nhiên, con số xử lý cán bộ của chúng ta thì theo thống kê qua đợt tổng kết chương trình 08 của Thành ủy năm 2015 ta thấy là trong 4 năm từ 2011-2015 thì tổng số cán bộ công chức trên toàn thành phố Hà Nội ở cấp quận, huyện cho đến xã phường là 476 và con số này bao gồm tất cả về thực thi công vụ, về ý thức, thái độ ứng xử với người dân. Tôi xin hỏi, trong số 476 con số bị xử lý vi phạm thì có bao nhiêu phần trăm là có vi phạm trong xử lý lĩnh vực quản lý đất đai?
Tôi xin phép gửi tới hội đồng hai câu hỏi về vấn đề quản lý đô thị, theo kiến nghị giám sát của thường trực HĐND TP năm 2015 về công tác xử lý trật tự xây dựng, UBND đã chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã tập trung thống kê, rà soát các trường hợp vi phạm quy hoạch, có phương án xử lý dứt điểm công trình vi phạm trên địa bàn thành phố, tuy nhiên theo báo cáo của Sở Xây dựng, hết năm 2015 còn hơn 280 công trình vi phạm chưa được xử lý và thống kê 9 tháng năm 2016, bên cạnh công trình vi phạm đã được xử lý thì số công trình vi phạm tăng lên là 596 công trình. Những con số này cho thấy rằng công tác quản lý trật tự xây dựng còn hạn chế và ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ đầu tư, công trình còn yếu, thậm chí biết sai nhưng cố tình vi phạm. Đề nghị UBND TP cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới?
Câu hỏi thứ hai: Việc tạm dừng duy trì chăm sóc cây xanh trong thời gian qua là để xây dựng quy trình, định mức, đơn giá hiệu quả hơn, trên cơ sở đó sẽ tổ chức đấu thầu, đặt hàng, thu hút các đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ này và đây là chủ trương đúng đắn của TP. Tuy nhiên, hiện nay một số vườn hoa, dài phân cách trên địa bàn thành phố chưa được chăm sóc tốt như ở gầm cầu, đường vành đai 3 dẫn đến cây cỏ mọc tràn lề đường và cây nhóm màu, cây cảnh chết nhiều, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và đặc biệt là tết nguyên đán Đinh Dậu đang đến gần. Đề nghị UBND TP Hà Nội cho biết giải pháp cụ thể để khắc phục tồn tại trên trong thời gian tới.Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, tới đây, ngay cả người dân trước khi vào ở chung cư cũng sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC |
Giám đốc CS PCCC Hà Nội Hoàng Quốc Định cho biết, sau vụ cháy quán karaoke 68 Trần Thái Tông, Sở đã nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm |
Về xử lý, qua bài học kinh nghiệm rút ra trong việc quyết liệt và trách nhiệm của lực lượng, thể hiện sự quyết tâm, năm 2016, chúng tôi đã tăng cường công tác kiểm tra với 3744 lượt đối với 15.035 cơ sở quản lý, xử phạt 3.900 trường hợp, với số tiền hơn 8 tỷ đồng, tăng hơn 2 tỷ đồng.
Về trách nhiệm năng lực chuyên môn, lực lượng CS PCCC Hà Nội ra đời và hoạt động được 5 năm với nhiều khó khăn và thách thức dù được sự quan tâm của Bộ Công an, cấp ủy Đảng, chính quyền, HĐND, lực lượng đã được quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất và lực lượng. Nhưng 5 năm vẫn chỉ là xuất phát điểm nền tảng, còn yếu. Đa số các đơn vị đều ở nhà tạm, nhà thuê, còn chưa có xây dựng quy mô, cơ bản, điều kiện tập luyện phụ thuộc vào đi thuê, mượn.
Về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, theo công bố của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Hà Nội hiện xếp thứ 24/63 tỉnh, thành, tăng 2 bậc so với năm 2014. Mặc dù Hà Nội đã có một số cải tiến trong lĩnh vực thuế, hải quan, đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp... nhưng việc cải thiện môi trường kinh doanh còn chậm so với yêu cầu.
Ngay trong năm 2016, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 30/5/2016, trong đó tập trung vào nhiệm vụ giải pháp phát huy các chỉ số có xếp hạng cao và các chỉ số mà Hà Nội có lợi thế, đồng thời khắc phục và cải thiện các chỉ số thấp như thái độ, trách nhiệm, tác phong làm việc... định kỳ đối thoại với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để giải quyết vướng mắc, công khai thông tin trên website, rà soát công khai, minh bạch...
Trong nhóm vấn đề quản lý đô thị, về quy hoạch, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng khẳng định, UBND Thành phố đã nghiêm túc tổ chức thực hiện, chỉ đạo rà soát, lập và hoàn thiện các quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu đô thị. Đến thời điểm hiện nay, UBND Thành phố đã phê duyệt 26/35 đồ án Quy hoạch phân khu; 31/32 đồ án Quy hoạch chung huyện, thị trấn, đô thị vệ tinh. Các đồ án còn lại đang trong quá trình lập, thẩm định, trình duyệt. Về thi hành Luật Nhà ở, UBND Thành phố chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, Nghị định của Chính phủ trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án, nội dung lập, thẩm định và phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư của dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng trình bày báo cáo |
Về công tác di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế, giáo dục, Hà Nội đã xem xét, giới thiệu địa điểm xây dựng và chấp thuận quy hoạch các cơ sở bệnh viện, giáo dục, các cơ quan đơn vị để phục vụ công tác di dời. Tổng các bệnh viện đã và đang thực hiện di dời đến nay là 8 cơ sở. Với các cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp, Thành phố đã bố trí quỹ đất khu các trường đại học tập trung tại Hòa Lạc với quy mô 279,5ha. Về di dời trụ sở các bộ, ngành, UBND Thành phố đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây tỷ lệ 1/500, trong đó dành khoảng 20ha để bố trí quỹ đất trụ sở bộ, ngành Trung ương. Về công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, UBND Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị.
Về nhóm vấn đề nước sạch, UBND Thành phố đã và đang chỉ đạo quyết liệt. Với chủ trương kêu gọi xã hội hóa đầu tư, UBND Thành phố đã rà soát, điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế; tiếp tục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về nước sạch và vệ sinh môi trường, đầu tư phát triển các hệ thống nước sạch, tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh việc kêu gọi các DN đầu tư vào lĩnh vực nước sạch theo hình thức xã hội hóa. Đến nay, đã có 20 nhà đầu tư đề xuất 28 dự án nước sạch với tổng mức vốn dự kiến 2.925 tỷ đồng, cấp nước cho 114 xã với dân số khoảng 548.240 người.
Về quy hoạch hệ thống cấp nước sạch, UBND Thành phố đang chỉ đạo rà soát, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng cho nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Về mô hình quản lý, kinh doanh nước sạch, trên địa bàn Thành phố hiện có 4 đơn vị kinh doanh nước sạch cấp nước cho gần 50% dân số Thủ đô, chủ yếu là ở 10 quận nội thành và một số huyện, thị xã ven nội thành.
Về giá kinh doanh nước sạch, giá bán nước sinh hoạt trên địa bàn Thành phố từ thời điểm 1/10/2015 dao động từ 5.903 đồng/m3 (đối với 10m3 đầu tiên) đến 15.929 đồng/m3 (đối với mức tiêu thụ trên 30m3).
Đối với công tác PCCC, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng cho biết đây là vấn đề được TP quan tâm chỉ đạo, ngay tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 2, Khóa XV HĐND TP Hà Nội, UBND TP đã báo cáo, đồng thời quán triệt chỉ đạo các ngành liên quan. Cảnh sát PCCC TP tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về PCCC, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC.
Đặc biệt, sau sự cố cháy quán karaoke trên đường Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy tháng 11 vừa qua, UBND TP đã có công văn giao Giám đốc Cảnh sát PCCC TP tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND TP thành lập đoàn kiểm tra liên ngành.
Đối với công tác PCCC tại các công trình chung cư cao tầng, UBND TP đã tiếp thu và yêu cầu các đơn vị mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, đồng thời tham mưu để TP tháo gỡ vướng mắc và xây dựng lộ trình khắc phục.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Tại kỳ họp lần này, HĐND TP Hà Nội sẽ chất vấn hai nhóm vấn đề gồm 40 câu hỏi. Đó là vấn đề về quản lý đô thị, trật tự xây dựng, đi sâu phân tích vi phạm trật tự xây dựng, an ninh trật tự, quản lý hè đường, giao thông, an ninh trật tự. Nhóm vấn đề thứ hai là nhóm vấn đề về an toàn thực phẩm, đi sâu vào giải pháp, trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn, tạo nguồn thực phẩm sạch cho người dân Thủ đô, việc quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu |
Về chương trình cụ thể, UBND TP Hà Nội sẽ có báo cáo tóm tắt thực hiện kết luận của HĐND TP Hà Nội tại kỳ họp thứ hai với 27 vấn đề. Sau đó, các đại biểu tham gia chất vấn và tái chất vấn các vấn đề, các cơ quan chức năng trả lời, chủ tọa kết luận phiên tái chất vấn. Sau đó tiến hành chất vấn hai nhóm vấn đề trên. Sau mỗi nhóm vấn đề, chủ tọa sẽ kết luận ngắn gọn.
Trên tinh thần đổi mới, trong lần chất vấn này, HĐND đã chuẩn bị những phóng sự về những vấn đề mà các đại biểu quan tâm chất vấn, thay cho báo cáo mà đã trình bày trước đây. Trên tinh thần đổi mới, các đại biểu nghiên cứu báo cáo và phóng sự được phát sóng tại HĐND.