Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tội phạm mới nguy hiểm, người dân Quảng Ninh cần đọc ngay

Kinhtedothi - Thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận một số vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, các đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp để thực hiện hành vi phạm tội.

Theo đó, có 2 thủ đoạn lừa đảo phổ biến đó là:

Thứ nhất, đối tượng mạo danh nhân viên công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính làm quen, dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân tham gia các sàn giao dịch, trang website đầu tư tài chính, chứng khoán với hứa hẹn mức lợi nhuận thu được rất cao.

Khi nạn nhân đồng ý, đối tượng sẽ hướng dẫn nạn nhân nạp tiền thông qua chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng có tên giống với tên của công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính.

Nạn nhân thấy tên tài khoản nhận tiền giống với tên công ty đang đầu tư nên tin tưởng và chuyển tiền.

Ban đầu, khi nạn nhân mới nạp số tiền nhỏ, đối tượng tiến hành thanh toán, trả lãi đầy đủ. Sau khi nạn nhân đầu tư với số tiền lớn hơn, các đối tượng tiến hành chiếm đoạt tiền và chặn liên lạc với nạn nhân.

Thứ hai, đối tượng mạo danh là nhân viên của các thương hiệu, doanh nghiệp lớn như Yody, Điện Máy Xanh, Thế giới di động, các ngân hàng... gọi điện hoặc nhắn tin thông báo về chương trình tặng quà tri ân nhân kỷ niệm ngày thành lập, hoặc dịp các ngày lễ, tết.

Nếu đồng ý, đối tượng yêu cầu nạn nhân tham gia vào nhóm kín trên ứng dụng Zalo hoặc Telegram, trong đó có các tài khoản tự xưng là giám đốc công ty hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng.

Ban đầu, đối tượng sẽ gửi một khoản tiền nhỏ cho nạn nhân gọi là tiền trúng thưởng hoặc khuyến mãi, tiếp theo đề nghị họ chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định để làm nhiệm vụ hoặc nâng cấp gói dịch vụ nhằm nhận thêm các ưu đãi khác lớn hơn.

Đặc biệt, các tài khoản ngân hàng này đều là tài khoản công ty, có tên giống với tên của các công ty, doanh nghiệp lớn nhằm tạo thêm sự tin tưởng của nạn nhân.

Sau khi dẫn dụ nạn nhân chuyển tiền nhiều lần với các lý do khác nhau, đối tượng sẽ chiếm đoạt tiền và chặn liên lạc với nạn nhân.

Để mở được các tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đối tượng đã lợi dụng kẽ hở trong quy trình xác minh mở tài khoản bằng phương thức điện tử (eKYC) tại một số ngân hàng. Cụ thể:

Đối tượng thuê người đăng ký mở doanh nghiệp “ma” (doanh nghiệp không có hoạt động thực tế) thông qua mạng thông tin điện tử với tên doanh nghiệp gần giống với tên của các doanh nghiệp lớn, uy tín; sau đó sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và CCCD của người đại diện pháp luật (người được thuê) để tiến hành đăng ký mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp bằng phương thức điện tử (eKYC) rồi chuyển lại toàn bộ thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng cho đối tượng;

Đối tượng làm giả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và CCCD của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bất kỳ (thường là doanh nghiệp có tên gần giống với các doanh nghiệp lớn, uy tín); sau đó sử dụng các giấy tờ giả này để đăng ký mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp bằng phương thức điện tử (eKYC).

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo có thể dễ dàng mua được tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp trên các hội, nhóm Facebook, Telegram với giá từ 35 - 60 triệu/tài khoản với đầy đủ hồ sơ doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu và CCCD của người đại diện pháp luật.

Từ tình hình trên, để chủ động phòng ngừa với các phương thức, thủ đoạn  trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân:

Cảnh giác với các lời mời chào tham gia đầu tư trên các sàn giao dịch, trang web đầu tư tài chính, chứng khoán với lợi nhuận cao; hoặc khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi giới thiệu tự xưng là nhân viên của các thương hiệu, doanh nghiệp lớn như thông báo về chương trình tặng quà, làm nhiệm vụ nhận ưu đãi lớn...

Trong các giao dịch chuyển tiền cho chủ tài khoản đứng tên là pháp nhân, cần kiểm tra, đối chiếu kỹ thông tin liên quan đến doanh nghiệp đảm bảo tên tài khoản phải trùng với tên doanh nghiệp thực tế. Nếu nghi vấn, người dân có thể trực tiếp gọi đến số điện thoại của doanh nghiệp để xác minh thông tin.

Thường xuyên theo dõi, cập nhật về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới để nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng tránh đối với hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Khi phát hiện, nghi vấn bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người dân hãy trình báo ngay đến cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc liên hệ đến Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ninh để được hướng dẫn giải quyết kịp thời.

Tràn lan lừa đảo trực tuyến

Tràn lan lừa đảo trực tuyến

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

22/01/2025 | 09:27

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chủ động nắm bắt tình hình trên tuyến, địa bàn trọng điểm đồng thời chủ động trực tiếp đấu tranh phát hiện, triệt phá các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ