Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tồn đọng phế liệu nhập khẩu tại cảng biển: Có gian lận thương mại

Kinhtedothi - Đó là nhận định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức tại cuộc họp báo thường kỳ Quý II/2018 của Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT), diễn ra chiều 17/7 .

Ông Thức cho rằng, việc tồn đọng các container phế liệu nhập khẩu tại các cảng biển đã và đang không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cảng; làm chậm lưu thông hàng hóa mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của hải quan, làm gia tăng chi phí cho DN.
 Cuộc họp báo của Bộ TN&MT thu hút sự quan tâm của đông đảo báo giới.
Container lưu bãi quá 90 ngày chiếm phần lớn

Theo số liệu thống kê của Bộ TN&MT, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng khá lớn. Cụ thể: Tại tất cả các Cảng do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý là 4.480 container. Chỉ tính riêng Cảng Cát Lái là 3.464 container. Đáng chú ý, số container lưu bãi quá 90 ngày là 2.068 container, chiếm phần lớn container lưu bãi tại đây. Tại các cảng của TP Hải Phòng đang tồn đọng số container quá hạn trên 90 ngày là 737 container và 507 container có thời hạn từ 30 - 90 ngày.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo phân tích của lãnh đạo Bộ TN&MT, vừa có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do từ cuối năm 2017, Trung Quốc (nhà nhập khẩu rác lớn nhất thế giới, là nước tái chế rác thải nhựa của toàn cầu) đã ban hành quy định dừng nhập khẩu 24 loại phế liệu phục vụ tái chế gồm 8 loại phế liệu nhựa nguồn gốc sinh hoạt, 11 loại phế liệu dệt may, 4 loại phế liệu quặng và 1 loại phế liệu giấy. Trong đó có một số mã phế liệu nhựa và giấy trùng với danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc này đã tác động tiêu cực, dẫn đến các nước trước đây vẫn xuất khẩu chất thải rắn, phế liệu sang Trung Quốc (như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, các nước Bắc Âu…) sẽ phải tìm đối tác, thị trường nhập khẩu mới như Việt Nam, Thái Lan, Malaixia.
Chưa có cơ chế kiểm soát từ xa

Nguyên nhân chủ quan là do chủ hàng hoặc DN nhập khẩu chậm trễ hoặc không đến làm thủ tục thông quan. Đặc biệt, một số tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu đã gian lận thương mại như: Giả mạo Giấy xác nhận, dùng giấy xác nhận của các DN khác, đăng ký địa chỉ kinh doanh không đúng với thực tế (địa chỉ ma), chuyển địa chỉ mà không cập nhật nhưng cố tình nhập phế liệu không đáp ứng quy chuẩn, quy định sau đó bỏ hàng (hàng vô chủ) gây tồn đọng phế liệu tại các cảng biển.

Mặt khác, một số hãng tàu vận chuyển trong tờ khai E-Manifest lược khai hàng hoá không có phế liệu, nhưng thực tế có phế liệu, sau khi dỡ hàng xuống cảng mới khai báo cụ thể số lượng, chủng loại hàng hóa là phế liệu. Trong khi đó, Việt Nam hiện vẫn chưa có cơ chế phòng ngừa, kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu từ xa, từ ngoài biên giới (nước ngoài), chỉ khi tàu cập cảng, hàng hóa được vận chuyển sắp xếp lên bờ lúc đó mới làm thủ tục thông quan, mới kiểm tra giấy phép nhập khẩu phế liệu.

Về giải pháp xử lý các container phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng tại các cảng, theo ông Hoàng Văn Thức là không đơn giản. Cần phải khẩn trương phân loại để xử lý các container phế liệu tồn đọng quá 90 ngày theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC; kiên quyết yêu cầu các chủ hàng, chủ tàu tái xuất các lô hàng vi phạm quy định; đơn giản hóa các thủ tục và sớm giao cho các cơ sở có chức năng xử lý chất thải thực hiện tiêu hủy các lô hàng phế liệu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
“Bộ TN&MT sẽ xem xét các nhóm mặt hàng giấy phế liệu, nhóm tiềm ẩn chứa nhiều tạp chất thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hạn chế dần và tiến tới cấm nhập khẩu. Đồng thời, khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phế liệu nhập khẩu theo hướng đồng bộ giữa các yêu cầu bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thương mai, Luật Hải quan và Luật Hàng hải. Đặc biệt sẽ tăng cường thanh - kiểm tra; xử phạt nghiêm minh khi phát hiện có sai phạm, đặc biệt đối với các vụ việc gian lận thương mại trong nhập khẩu phế liệu…”.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chi tiết thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Chi tiết thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

24/01/2025 | 17:45

Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định thời tiết phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2025 (từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết)

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ