Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Kho dữ liệu dùng chung là bước tiến nhảy vọt trong quản lý đô thị

Kinhtedothi - Ngày 12/9, Sở Thông tin Truyền thông đã tổ chức “Hội nghị triển khai thí điểm bản đồ số dùng chung của TP” nhằm lấy ý kiến đóng góp của các sở, ngành và 24 quận huyện để hoàn thiện trước khi trình cho UBND TP xem xét.

Bản đồ số dùng chung sẽ là bước tiến nhảy vọt trong quản lý đô thị của TP Hồ Chí Minh, giúp TP tiệm cận trình độ quản lý đô thị của các quốc gia phát triển.
Theo kế hoạch của TP, kho dữ liệu dùng chung của TP sẽ triển khai dựa trên 3 trụ cột: Dữ liệu người dân, dữ liệu doanh nghiệp và dữ liệu bản đồ số.
Theo bà Võ Thị Thu Trinh – Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông (đơn vị được TP giao làm đầu mối điều phối thực hiện kế hoạch), hiện nay dữ liệu về dân cư đang được Công an TP thực hiện; dữ liệu về hộ tịch đang được Sở Tư pháp thực hiện.
Dự kiến đến tháng 6/2020 sẽ hoành thành dữ liệu về người dân. Riêng với bản đồ số hiện nay đang được ráo riết thực hiện. Dự kiến cuối 2020 vận hành cơ sở dữ liệu về người dân, bản đồ, doanh nghiệp. Kho dữ liệu dùng chung sẽ được cập nhật thường xuyên, đúng với hiện trạng TP.
Kho dữ liệu dùng chung sẽ gồm 2 phần, phần để phục vụ công tác quản lý và một phần là hệ sinh thái dữ liệu để phục vụ người dân, ai cũng có thể tiếp cận. Người dân có thể biết được rất nhiều thông tin, chẳng hạn họ đang cư trú tại địa điểm A, họ sẽ biết xung quanh địa điểm A đó hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ xã hội như thế nào...?
Các đại biểu tham gia Hội nghị triển khai thí điểm kho dữ liệu dùng chung. Ảnh: Huy Khánh
Cơ sở dữ liệu dùng chung không phải là điều mới mẻ đối với các quốc gia phát triển nhưng rất mới mẻ ở Việt Nam. Bản đồ số tích hợp toàn bộ dữ liệu về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị, bản đồ địa chính, địa hình, bản đồ giao thông... Sau khi có bản đồ số, sẽ là một bước tiến về quản lý đô thị, cơ quan quản lý từng ngành có thể có được những thông tin cần thiết mà không phải chạy đi xin chỗ nọ chỗ kia. Các nhà quản lý có thể biết được bên dưới mặt đất tại một địa điểm A nào đó có hạ tầng ngầm nào không; Khu đất B được quy hoạch cho mục đích gì, có tuyến đường dự phóng nào không? Các địa phương chỉ cần sử dụng bản đồ số dùng chung sẽ biết thửa đất C nào đó thuộc quyền sử dụng của ai.
Cơ quan quản lý đô thị có thể biết được công trình xây dựng H nào đó có xây dựng sai phép hay không...? Nói chung tất tần tật thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý đô thị, quản lý xã hội sẽ được tích hợp trong bản đồ số.
Tại buổi hội thảo, đại diện Sở Giao thông Vận tải cho rằng: “Rất ủng hộ  bản đồ số dùng chung tích hợp đầy đủ thông tin, cần phải làm nhanh”.
Ông Nguyễn Hồng Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, Sở Giáo dục Đào cho rằng, bản đồ số dùng chung, là một mong mỏi của ngành giáo dục. Hiện nay ngành giáo dục đang có trong tay một cơ sở dữ liệu đầy đủ về hệ thống trường lớp trên địa bàn TP. Có cơ sở dữ liệu có rồi, cơ sở dữ liệu này cần được cung cấp cho người dân một cách hiệu quả thông qua kho dữ liệu dùng chung. Đặc biệt, là trong việc chọn trường học phù hợp với nhu cầu của phụ huynh.
Ông Cao Nguyên Hiển - chuyên gia cố vấn Chính phủ điện tử cho rằng: “Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, TP Hồ Chí Minh cần có cơ sở dữ liệu dùng chung là việc rất cấp bách để dân chúng và doanh nghiệp sử dụng."
Ông Trần Công Luận – Phó trưởng phòng quản lý đô thị huyện Nhà Bè cho rằng, qua quá trình công tác cấp phép xây dựng, bản thân thấy tính cấp thiết cần có bản đồ số dùng chung, đây là xu hướng tất yếu, hiện nay mới triển khai là hơi chậm. Nếu có bản đồ số dùng chung sẽ phục vụ cho công tác cấp phép xây dựng, quản lý đô thị hiệu quả hơn hiện nay rất nhiều.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ