Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh khó xử lý “xe dù, bến cóc”

Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các ngành chức năng của TP Hồ Chí Minh tiếp tục phát hiện và xử lý gần 3.800 vụ vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô, phạt thu ngân sách gần 6 tỷ đồng. Nhưng xem ra hoạt động “xe dù, bến cóc” vẫn khó kiểm soát.

Theo thống kê về vận tải đường bộ tại TP Hồ Chí Minh, kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn có bốn bến xe gồm: Bến xe Miền Đông, với 163 tuyến liên tỉnh cố định, do 215 đơn vị khai thác (2.200 xe); bến xe Miền Tây, với 104 tuyến liên tỉnh cố định, do 138 đơn vị khai thác (2.000 xe); bến xe An Sương, với 25 tuyến liên tỉnh cố định, do 44 đơn vị khai thác (367 xe) và bến xe Ngã Tư Ga, với 78 tuyến cố định, do 75 đơn vị khai thác (302 xe).
Riêng thành phố có 57 đơn vị vận tải tham gia khai thác tuyến vận tải hành khách với 2003 xe, hoạt động 200 tuyến. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có 670 đơn vị kinh doanh, với 21.158 xe. Kinh doanh vận tải hành khách du lịch có 54 đơn vị kinh doanh, với 272 xe…
 Hoạt động vận tải hành khách trong nội đô TP Hồ Chí Minh
Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, hoạt động vận tải hành khách trá hình đang khó kiểm soát. Đó là tình trạng xe khách có phù hiệu xe hợp đồng, biển hiệu xe du lịch nhưng đón trả khách theo phương thức vận tải hành khách theo tuyến cố định tại các điểm cố định và hành trình chạy xe cố định trong khu vực nội đô thành phố để đi các tỉnh, thành phố khác và ngược lại.
Chỉ tính trong năm 2015, địa bàn TP Hồ Chí Minh có 148 điểm có hoạt động đón trả khách. Đến nay, hoạt động đón trả khách còn 85 điểm (giảm 42,5% so với năm 2015), trong đó có 27 điểm có nguy cơ không bảo đảm an toàn giao thông.
Từ đầu năm 2016 đến nay, để kiểm soát hoạt động vận tải hành khách có nề nếp, góp phần ổn định trật tự an toàn giao thông và sự phát triển chung, các ngành chức năng của TP Hồ Chí Minh đã xử lý 3.765 vụ vi phạm, thu hồi 96 phù hiệu (95 xe hợp đồng, 1 xe chạy tuyến cố định) và phối hợp thu hồi 159 phù hiệu do các địa phương khác quản lý. Các hành vi vi phạm phổ biến là không chạy đúng tuyến đường, hành trình; đón trả khách không đúng nơi quy định…
Theo đánh giá, nguyên nhân dẫn đến vi phạm là do các đơn vị vận tải lợi dụng “kẽ hở” trong quy định quản lý, để “lách luật” đón trả khách tại địa điểm ghi trong hợp đồng nhưng không bán vé, không xác nhận đặt chỗ, khi xe lăn bánh mới thu tiền khách.
Một nguyên nhân khác, xe hợp đồng và xe du lịch được đón trả khách tại địa điểm ghi trong hợp đồng. Điều này tạo điều kiện để các đơn vị vận tải lập văn phòng, chi nhánh… để đón trả khách tại địa điểm này, nếu không bị cấm dừng, đỗ. Trường hợp hoạt động tuyến cố định thì dùng xe 16 chỗ trở xuống để trung chuyển khách từ văn phòng, chi nhánh, địa điểm kinh doanh đến bến xe và ngược lại.
Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh lĩnh vực vận tải hành khách dễ dàng, không kiểm tra điều kiện hoạt động… cũng là nguyên nhân phát sinh nạn “xe dù, bến cóc”. Bên cạnh đó, sự phối hợp còn lỏng lẻo của các ngành chức năng thành phố đã làm giảm hiệu quả quản lý trong lĩnh vực vận tải đường bộ…
UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu, các cơ quan chức năng phải phối hợp, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, để kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm, ngăn chặn kịp thời. Kiên quyết xóa bỏ và không để tái diễn tình trạng “xe dù, bến cóc” trên địa bàn thành phố, từ nay đến trước ngày 31/12/2016.
Song song đó là việc phối hợp tuyên truyền pháp luật đến các đơn vị vận tải: Về điều kiện kinh doanh, chế tài, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô; công bố rộng rãi, minh bạch thông tin vi phạm của cá nhân, đơn vị liên quan để người dân biết và cùng giám sát.
Ngoài ra, UBND TP Hồ Chí Minh cũng kiến nghị, Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới các quy định quản lý vận tải hành khách đường bộ phù hợp với thực tiễn, không để có kẽ hở, dễ hợp thức hóa, dễ lợi dụng để các hoạt động biến tướng…
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ