Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Thực hiện tốt các biện pháp an toàn phòng, chống dịch trong buổi thi tốt nghiệp THPT đầu tiên

Kinhtedothi - Sáng nay 7/7, cùng với 993.561 thí sinh cả nước, 87.000 thí sinh tại TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, với mục tiêu bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho thí sinh và những người tham gia, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT của TP đã xây dựng kịch bản tổ chức kỳ thi ứng phó với dịch, đảm bảo an toàn cho kỳ thi.

Đã thi là phải an toàn

Theo ghi nhận, từ đầu giờ sáng 7/7, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc và Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Lê Hoài Nam đã đến kiểm tra công tác tổ chức thi tại 2 điểm là Trường THPT Trưng Vương (quận 1), Giồng Ông Tố (TP Thủ Đức).
 Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc (giữa) và điểm trưởng điểm thi trường Trưng Vương (quận 1, TP Hồ Chí Minh)
Phát biểu sau chuyến đi thị sát 2 điểm thi, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá, trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp tại TP nhưng Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 của TP tổ chức, thực hiện giãn cách rất tốt. Qua việc khảo sát hai điểm thi thấy rõ điều này, như mọi năm, thí sinh phải đứng trước phòng thi chờ gọi vào. Năm nay, thí sinh đi thẳng từ nhà qua các bước kiểm tra là vào thẳng phòng thi, không tụ tập dưới sân trường hay trước cửa phòng thi. Trước cổng trường không còn tụ tập, lực lượng công an, bảo vệ chắn ở các đầu đường, phụ huynh đưa đến rồi các em đi bộ vào, không tập trung đông ở khu vực thi như mọi năm. Việc thực hiện 5k của Bộ Y tế tại các điểm thi tốt.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng lưu ý, TP Hồ Chí Minh trong thời gian còn lại của kỳ thi cần tập trung vào các vấn đề như: Coi thi, chấm thi, xử lý các tình huống bất thường trong coi thi và chấm thi, phòng chống gian lận trong thi cử, đảm bảo an ninh và an toàn, truyền thông thi cử…
Những việc này cần đảm bảo tốt các quy định phòng chống dịch Covid-19 như Bộ Y tế quy định, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo:  “Đã đi thi là phải an toàn”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.
 Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong động viên một thí sinh trước giờ thi chính thức
Cùng thời điểm, điểm thi Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TP Hồ Chí Minh) may mắn được Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đến kiểm tra công tác tổ chức thi và động viên thí sinh giữ gìn sức khoẻ, hoàn thành tốt kỳ thi.

Cô Bùi Thị Bảo Ngọc, Phó trưởng điểm thi cho biết, cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia thi đều có kết quả xét nghiệm âm tính.
Điểm thi cũng bố trí 4 luồng di chuyển cho thí sinh và một luồng cho giáo viên để đảm bảo giãn cách. Bên canh đó, điểm thi cũng nhắn tin cho từng phụ huynh về thời gian đón con để đảm bảo không bị ùn ứ. Điểm thi này có 20 thí sinh không tham gia đợt 1.
Đối với cán bộ coi thi, Chủ tịch UBND TP căn dặn nhắc nhở, hướng dẫn phụ huynh khi đến con cũng thực hiện nghiêm việc phòng chống dịch. “Khi con đi thi, phụ huynh lo lắng là chuyện đương nhiên. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn TP phức tạp thì phụ huynh khi đến đón con cố gắng thực hiện giãn cách, tránh tụ tập một chỗ” – ông Nguyễn Thành Phong nói. 
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP cũng động viên tinh thần của các tình nguyện viên đang tiếp sức mùa thi trước cổng trường.
Đề thi Ngữ văn không khó nhưng gây bất ngờ
Theo Sở GD&ĐT TP, kỳ thi năm nay TP có hơn 89.000 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó chỉ có hơn 85.000 thí sinh tham gia xét nghiệm và có kết quả âm tính để đủ điều kiện dự thi, đạt 96,1%. Còn lại là những thí sinh đang trong khu vực phong toả, cách li y tế, diện F0, F1, F2, không muốn thi đợt 1.
Kết thúc môn thi đầu tiên, nhiều thí sinh "than" đề Văn không khó, nhưng gây nhiều bất ngờ vì không ra ngay những tác phẩm tập trung ôn tập.

 Các điểm thi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh làm tốt công tác phân luồng, giãn cách thí sinh, trong các phòng thi để phòng dịch Covid-19
Thí sinh N.N.T., dự thi tại điểm thi Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TP Hồ Chí Minh) cho biết:"Câu khó nhất là phần nghị luận văn học (5 điểm) ra ngay bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh khiến em lúng túng, bất ngờ, vì lúc ôn tập thầy cô không chú trọng tác phẩm này, vì vậy em gần bỏ luôn tác phẩm này”.
Tương tự, thí sinh T.N.T.A., dự thi tại điểm thi Trường THPT Trưng Vương (quận 1) cũng cho biết: “Nhìn chung em làm được khoảng 60% đề thi, riêng bài thơ “Sóng” của Nhà thơ Xuân Quỳnh em làm không tốt, vì trước đó không ôn kĩ tác phẩm này”.
Không chỉ N.N.T. hay T.N.T.A., theo ghi nhận, nhiều thí sinh khác cũng đồng quan điểm khi đánh giá đề Ngữ văn năm nay "hơi khó" phần Đọc hiểu. Đề thi không có các dạng câu nhận định về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ giúp thí sinh kiếm điểm.
Một số thi sinh dự thi tại điểm thi trường THPT Trưng Vương chia sẻ, các em ôn tập tập trung vào các tác phẩm như: "Vợ chồng A Phủ", "Vợ nhặt" và các tác phẩm văn xuôi nhưng cuối cùng đề thi lại ra thơ.
Nhận xét về đề thi Ngữ văn năm nay, Giáo viên Lê Hải Minh, dạy môn ngữ văn tại quận 1, TP Hồ Chí Minh cho rằng, với văn bản trong phần Đọc hiểu cùng yêu cầu của phần này đòi hỏi thí sinh phải thực sự có chiều sâu. Hai câu hỏi đầu tiên thì có thể dễ dàng vượt qua nhưng đến câu thứ 3 đã thể hiện sự phân hóa. Đặc biệt ở câu hỏi cuối, nếu hời hợt thì thí sinh chỉ có thể làm được nghĩa đen của vấn đề mà thôi.
“Câu nghị luận xã hội là một chủ đề quen thuộc với học sinh bởi trong thời gian qua các em cũng đã được ôn tập chủ đề này. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, xuất hiện nhiều câu chuyện, nhiều hình ảnh thể hiện sự cống hiến với cộng đồng và xã hội để đồng lòng chống dịch”, Thầy Hải nói.
Được biết, chiều nay thí sinh sẽ làm bài thi môn Toán, chúc các em hoàn thành tốt bài thi.
Sáng cùng ngày 7/7, tại tỉnh Bình Phước có 10.493 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2021, trong đó có 340 thí sinh ngoài tỉnh, như: Tây Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh.
 Các thí sinh đều được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào điểm thi
Trong buổi thi môn Văn sáng nay, chỉ có 10.243 thí sinh dự thi (98,81%), vắng 123 thí sinh, trong đó có nhiều em bị cách ly tập trung nên phải dự thi đợt 2.
Tại tỉnh Bình Phước tính đến sáng 7/7, có 7 ca Covid-19, nhiều khu vực và hàng nghìn trường hợp phải thực hiện cách ly. Do đó việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh đã được tuân thủ tuyệt đối. Ngay từ trước kỳ thi, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với tất cả thí sinh đăng ký dự thi, 2.044 giáo viên, 71 cán bộ thanh tra, 100% có kết quả âm tính.
Tại Bình Phước có 27 điểm thi rải đều ở các huyện, thị xã và TP Đồng Xoài. Trong tổng số 10.366 thí sinh dự thi, gồm: Hệ THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, thí sinh tự do.
Đối với các thí sinh đến từ ngoài tỉnh, được bố trí chỗ ăn, ở tập trung để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Tại hầu hết các điểm thi, các đội tình nguyện tổ chức giữ xe và phát miễn phí nước uống, sữa, bánh mì, bút…, cho thí sinh. Đối với các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ cơm, nơi nghỉ trưa trong 3 ngày thi.
TÂN TIẾN
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ