Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tranh cãi về cải tiến chữ quốc ngữ

Kinhtedothi - Đề xuất bất ngờ của PGS.TS Bùi Hiền về cải tiến chữ quốc ngữ trong cuốn sách "Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển" (tập 1) đang gây tranh luận gay gắt trong dư luận.

Nhiều băn khoăn
PGS.TS Bùi Hiền cho rằng, tiếng Việt đang sử dụng hiện nay có những bất hợp lý, cụ thể là sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…). Vì thế, PGS Hiền đề xuất một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu. Theo đó, sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt, bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt. Theo ông Hiền, cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng, giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31…

Học sinh trường Tiểu học Nam Thành Công trong giờ học tiếng Việt.  Ảnh: Phạm Hùng

Tuy nhiên, đề xuất khiến dư luận băn khoăn. "Nếu việc đề xuất thay đổi chữ tiếng Việt thành công thì 100% người dân Việt Nam phải đào tạo lại hệ thống chữ viết từ đầu" - anh Nguyễn Mạnh Thắng (quận Long Biên) bày tỏ. Chị Nguyễn Thùy Trang (quận Ba Đình) cũng phản ứng: "Tôi không nghĩ việc cải tiến chữ quốc ngữ sẽ thành công. Những đề tài nghiên cứu này tốn tiền, hao sức mà không ứng dụng vào thực tiễn được". Một giáo viên trường PTTH Đống Đa (quận Đống Đa) cũng cho rằng, "mới đọc qua cứ ngỡ đó là ngôn ngữ của tuổi teen mà chúng ta từng lên án vì đã làm biến tướng sự trong sáng của tiếng Việt".

Có cần thiết cải tiến?

Đề xuất cải tiến này không chỉ khiến người dân băn khoăn mà các nhà giáo, chuyên gia giáo dục cũng không ngừng bày tỏ quan điểm riêng, trong đó nhấn mạnh câu hỏi: "Có cần thiết cải tiến?". Hiệu trưởng trường THPT Wellsping Đặng Đình Đại cho rằng, chữ quốc ngữ đã qua mấy thế kỷ, nếu thay đổi phải cân nhắc: Việc dạy trẻ đánh vần sẽ thế nào, ngữ âm mỗi vùng một khác? “Một sự thay đổi có thể tốn cả nghìn tỉ đồng và kéo theo nhiều hệ lụy, bởi khi đó sẽ phải thay đổi toàn bộ hệ thống sách giáo khoa từ mầm non đến đại học... Những sự thay đổi này không thể làm gọn trong một vài năm mà phải đến cả 10 năm chưa chắc đã thành công" - ông Đại phân tích. Thực tế, trong 30 - 40 năm qua, đã có những đề xuất, tranh luận để thay đổi, đồng nhất chữ i và y, cuối cùng đến nay viết i nào cũng được. Vậy có cần phải cải tiến?

Đồng quan điểm, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam Nguyễn Hữu Hoành cho biết, vấn đề này đã được các nhà ngôn ngữ học đề cập trong những năm qua chứ không riêng gì PGS.TS Bùi Hiền. “Tuy nhiên, không thể thay đổi được và cũng không nên thay đổi, vì chữ viết liên quan đến văn hóa, lịch sử và rất nhiều vấn đề khác" - ông Hoành đánh giá.

Cũng có ý kiến cho rằng đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền không hẳn bất hợp lý, bởi đang hướng đến một nguyên tắc thống nhất về ngôn ngữ Việt, song hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ý tưởng cải tiến này khá rối rắm, không thể chấp nhận.

Đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền có nhiều điểm không hợp lý và khó khả thi. Bởi hiện nay chữ quốc ngữ đã sử dụng từ rất lâu, tạo thành thói quen. Những bất hợp lý của nó cũng được nhiều người chấp nhận, trở thành chuẩn mực chính tả phổ thông.,. 

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ