Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trẻ bị bạo hành tử vong, hàng xóm có phải chịu trách nhiệm?

Kinhtedothi - Thời gian qua, nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị bạo hành dẫn đến những cái chết tức tưởi, thương tâm. Trong trường hợp hàng xóm, láng giềng biết bé bị bạo hành nhưng không báo cáo chính quyền, họ có phải chịu trách nhiệm gì không?

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trả lời:

Nếu những người hàng xóm có tinh thần trách nhiệm thì khi biết cháu bé bị đối tượng “la mắng, đánh đập” mà trình báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng, nhất định sẽ có sự can thiệp, xử lý kịp thời. Nếu thấy sự việc nghiêm trọng, vì việc hành vi hành hạ cháu bé sẽ ít nhiều để lại dấu vết trên cơ thể cháu, khi đó cơ quan chức năng sẽ phải có phương án bảo vệ, chăm sóc cháu bé như báo tin, giao cho người thân của cháu hoặc giao cho cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc.

Nếu hàng xóm phát hiện, chứng kiến hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực theo quy định tại Điều 18 của Luật Phòng, chống bạo lực năm 2007 như sau:

“Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

  1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
  2. Cơ quan công an, UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.”

Quy định pháp luật có 2 hình thức xử lý đối với những người biết rõ hành vi bạo hành cháu bé trong gia đình mà không báo cáo chính quyền bao gồm:

Xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 60 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Điều 60. Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng;
  3. b) Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
  4. c) Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.
  5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở việc xử lý hành vi bạo lực gia đình.

Xử lý hình sự về tội không tố giác tội phạm tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 390. Tội không tố giác tội phạm

  1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Tuy nhiên, việc xem xét trách nhiệm còn phụ thuộc vào kết luận điều tra và chứng cứ thu thập được. Trước tiên, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng lên tiếng khi có hành vi bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, thông báo ngay với chính quyền địa phương hoặc liên hệ ngay tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

22/01/2025 | 09:27

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chủ động nắm bắt tình hình trên tuyến, địa bàn trọng điểm đồng thời chủ động trực tiếp đấu tranh phát hiện, triệt phá các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ