Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trẻ dưới 12 tuổi từng nhiễm Covid-19: Cần thiết phải tiêm vaccine?

Kinhtedothi - Với số ca mắc Covid-19 tăng cao như hiện nay, nhiều người quan tâm về vấn đề những trẻ dưới 12 tuổi đã nhiễm Covid-19 (thậm chí có trẻ mắc 2 lần) có cần thiết phải tiêm vaccine và nếu tiêm thì sau thời gian bao lâu mới tiêm?

Hiện, ngành y tế và ngành chức năng tại các địa phương đang hoàn tất công tác chuẩn bị để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine Covid-19. Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích, bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn, với những trẻ dưới 12 tuổi đã nhiễm Covid-19 (thậm chí nhiều trẻ mắc 2 lần) có cần thiết phải tiêm vaccine và nếu tiêm thì sau thời gian bao lâu mới tiêm?

Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mắc Covid-19 chính là đưa virus tự nhiên vào cơ thể và cơ thể sẽ phản ứng để tạo ra các kháng thể để chống lại virus trong khoảng thời gian nhất định. Theo các nghiên cứu cũng tương tự như sau tiêm 3 mũi vaccine phòng Covid-19, khoảng thời gian lưu trữ được kháng thể chống lại virus dài nhất là 6-9 tháng. Do vậy, sau khi trẻ là F0 đã khỏi từ 3 tháng trở ra, phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng Covid-19 để bổ sung nồng độ kháng thể trong cơ thể của các cháu. Trong giai đoạn hiện tại, hiệu quả của vaccine phòng Covid-19 được đánh giá là rất tốt trong việc giảm ca bệnh nặng và tử vong. “Trong xu hướng tới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rất mong muốn chúng ta phủ được rộng hơn nữa vaccine phòng Covid-19 ở nhóm tuổi thấp hơn nữa, nếu như có các nghiên cứu của các nhà sản xuất đưa ra vaccine ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Bởi vì đây thực sự là nhóm trẻ yếu thế, hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ. Biến chủng mới  cũng chưa xác định rõ là như thế nào...” - PGS.TS Trần Minh Điển cho hay.

Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích, bảo vệ trẻ

Liên quan đến vấn đề này, TS Đặng Thanh Huyền - Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia nêu rõ, theo hướng dẫn của WHO và Bộ Y tế, các trường hợp đã mắc Covid-19 hoặc nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, khi hết thời gian cách ly có thể thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19. “Thực tế, một số trường hợp đã mắc Covid-19 có thể bị tái nhiễm do miễn dịch giảm hoặc do mắc chủng mới. Việc tiêm vaccine phòng Covid-19 chú trọng giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong do bệnh. Vì vậy, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho những người đã từng mắc bệnh là cần thiết. Tuy nhiên, các gia đình có thể để cho trẻ có thời gian hồi phục sức khỏe sau khi mắc Covid-19 và có đáp ứng tốt với vaccine" - Phó Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia lưu ý.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, theo các khuyến cáo hiện nay, người đã mắc Covid-19 vẫn nên tiêm vaccine Covid-19 vì kháng thể sau khi mắc chỉ tồn tại khoảng 3 - 6 tháng. Do đó, sau khi mắc Covid-19 khoảng 3 tháng, người dân có thể tiếp tục bổ sung các mũi vaccine Covid-19 để chống lại bệnh tật. "Người mắc Covid-19 có kháng thể từ 3-6 tháng nên sau khoảng thời gian 3 tháng mắc Covid-19, người dân vẫn có thể tái nhiễm Covid-19, đặc biệt ở những người có sức đề kháng kém, không tạo được miễn dịch. Tuy nhiên, lần tái nhiễm thì bệnh thường nhẹ hơn lần đầu"- PGS.TS Nguyễn Huy Nga lý giải. Đồng thời cho biết thêm, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 ở thể nhẹ cao hơn ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ có bệnh nền, có bệnh tiềm tàng trong cơ thể, trẻ béo phì vẫn gặp nguy hiểm nếu mắc Covid-19, thậm chí tử vong.

Chuyên gia khuyến cáo, trước khi tiêm vaccine Covid-19, cha mẹ hãy trao đổi với con trước về việc này và cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm, thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm...  Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có... Đồng thời các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý, luôn có người hỗ trợ bên cạnh trẻ 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Không nên cho trẻ uống các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Nếu thấy trẻ bị sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm phụ huynh cần tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau. Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C thì cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Trong trường hợp trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

 

"Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân sau khi khỏi Covid-19 và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định, hồi phục sức khỏe sẽ được tiêm vaccine Covid-19 (gồm liều cơ bản và nhắc lại). Do đó, việc tiêm nhắc lại vào thời gian nào sau khi khỏi Covid-19 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân. Theo hướng dẫn, có thể tiêm sau khi khỏi bệnh và hoàn thành cách ly y tế. Thông thường thời gian để sức khỏe hồi phục phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng hoặc lâu hơn tùy thể trạng của mỗi người. Đối với trẻ mắc Covid-19, cũng giống người lớn, nên để sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới tiêm vaccine. Tới đây nước ta sẽ tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Bộ Y tế đang nghiên cứu để đưa ra hướng dẫn cụ thể với nhóm trẻ này" - PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

 

Hộ chiếu vaccine điện tử: Thuận lợi hơn cho người dân

Hộ chiếu vaccine điện tử: Thuận lợi hơn cho người dân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

18/01/2025 | 07:50

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Trước đó, Bộ Y tế ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết và mùa lễ hội năm 2025.

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

13/01/2025 | 13:30

Kinhtedothi - Ngày 13/1, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã,; tăng 19 trường hợp so với tuần trước.

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

12/01/2025 | 21:57

Kinhtedothi - Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp chào đón năm mới 2025, Trung tâm HTSS IVF Hồng Ngọc đang triển khai chương trình lì xì năm mới với hàng ngàn voucher ưu đãi hấp dẫn, cao nhất giảm đến 30 triệu đồng.

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

11/01/2025 | 22:11

Kinhtedothi - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh, thành miền Bắc thời tiết rét đậm về đêm. Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ rét đậm, vùng núi cao đề phòng băng giá và sương muối. Dự báo thời gian tới, nhiều đợt không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ