Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Hà Đông:

Triển khai hiệu quả Luật Hòa giải cơ sở, các cuộc thi pháp luật

Kinhtedothi - Theo Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà, qua 10 năm triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn quận Hà Đông đã có nhiều chuyển biến tích cực, tác động tích cực đến đời sống xã hội…

Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho hòa giải viên cơ sở

Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông, Luật Hòa giải ở cơ sở được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014. Trong 10 năm qua, UBND quận Hà Đông đã ban hành 42 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đến các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường, nhân dân trên địa bàn quận Hà Đông.

Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà trao giấy khen của UBND quận cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở

Quận Hà Đông đã tổ chức được 900 hội nghị, tọa đàm để triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở tại quận, các phường, các tổ hòa giải ở cơ sở với sự tham gia của trên 15.000 lượt người là cán bộ, công chức công tác tại UBND quận Hà Đông, các phường và đội ngũ hòa giải viên.

Trong 10 năm qua, UBND quận đã chỉ đạo Phòng Tư pháp biên soạn, in, cấp phát hàng triệu tờ gấp Tìm hiểu quy định về pháp luật và hơn 300 nghìn tài liệu pháp luật.

Cùng đó, UBND quận cũng biên soạn bộ câu hỏi tìm hiểu pháp luật tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh và Cổng thông tin điện tử quận. Quận Hà Đông cũng đã thành lập đội thi và tham gia cuộc thi “Hòa giải viên giỏi" cấp TP và cấp Cụm thi đua Sở Tư pháp Hà Nội.

Toàn quận Hà Đông hiện có 251 tổ hòa giải, với 1.719 hòa giải viên. Tính đến tháng 10/2023, có 206/251 tổ hòa giải cơ sở đạt danh hiệu “Tổ hòa giải 5 tốt". Các tổ hòa giải ở cơ sở tiếp nhận Trong 10 năm qua, đã có 2.203 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh được các tổ hòa giải tiếp nhận và đã hòa giải thành 1.807 vụ việc (đạt tỷ lệ 82% số vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư).

Công tác đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt" được UBND quận thực hiện hàng năm theo đúng hướng dẫn. Các Tổ hoà giải thường xuyên được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hòa giải ở cơ sở.

Để công tác hòa giải đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả, quận Hà Đông đã triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022". Tăng cường tổ chức các hội hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho hòa giải viên cơ sở.

Trao giải cho các tập thể đạt giải trong cuộc thi xây dựng video clip "Hòa giải viên giỏi".

UBND quận Hà Đông đã phối hợp với Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hoà giải ở cơ sở cho 300 đại biểu là lãnh đạo UBND, Uỷ ban MTTQ các phường, công chức Tư pháp - hộ tịch và đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở trên địa bàn quận về một số nội dung quy định pháp luật có liên quan.

7.136 lượt người tham dự cuộc thi tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến", trên địa bàn quận Hà Đông đã có 7.136 lượt người tham dự cuộc thi.

Ban tổ chức đã chấm điểm và quyết định khen thưởng 10 tập thể và 36 cá nhân đạt giải trong cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến''.

Đồng thời, chọn 20 bài dự thi của thí sinh từ đủ 18 tuổi trở lên và 10 bài dự thi của thí sinh dưới 18 tuổi có điểm thi cao nhất gửi Ban tổ chức cuộc thi TP Hà Nội để chấm chung khảo cuộc thi cấp TP.

Vừa qua, UBND quận Hà Đông đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở. Nhân dịp này, UBND quận Hà Đông đã biểu dương khen thưởng 10 tập thể, 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở.

Quận trao 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba cho các tập thể đạt giải trong cuộc thi xây dựng video clip “Hòa giải viên giỏi". Trao 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba cho các tập thể đạt giải trong cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến".

Lan toả cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến tại quận Thanh Xuân

Lan toả cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến tại quận Thanh Xuân

Thị xã Sơn Tây: Sáng tạo trong tuyên truyền pháp luật từ các cuộc thi

Thị xã Sơn Tây: Sáng tạo trong tuyên truyền pháp luật từ các cuộc thi

Cô giáo tâm huyết với cuộc thi tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử

Cô giáo tâm huyết với cuộc thi tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

22/01/2025 | 09:27

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chủ động nắm bắt tình hình trên tuyến, địa bàn trọng điểm đồng thời chủ động trực tiếp đấu tranh phát hiện, triệt phá các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ