Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung Quốc: Cái giá phải trả cho "zero-Covid" ở thành phố 13 triệu dân

Kinhtedothi - Khác với thông tin trên truyền thông quốc gia, cư dân thành phố Tây An của Trung Quốc đang kêu cứu do thiếu thốn nhu yếu phẩm, tê liệt hoạt động kinh doanh vì các biện pháp phong tỏa.

Các nhà chức trách ở thành phố Tây An, Trung Quốc khẳng định đủ khả năng đảm bảo nguồn cung thực phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các nhu yếu phẩm khác cho 13 triệu cư dân trong tình trạng phong tỏa gần hai tuần qua.

TP Tây An, Trung Quốc đang trong đợt phong tỏa nghiêm ngặt. Ảnh: AP

Tuy nhiên, thông tin từ các bài đăng trên mạng xã hội và chia sẻ với hãng tin AP lại mô tả một thực trạng khác. Người dân và doanh nghiệp tại TP phía bắc Trung Quốc cho biết gặp khó trong việc kiếm lương thực thực phẩm và ngày càng thất vọng về tác động kinh tế từ các lệnh phong tỏa.

Sau khi hệ thống chăm sóc sức khỏe của Vũ Hán bị quá tải do đại dịch khởi phát hồi năm 2019, Trung Quốc không ghi nhận bất kỳ tình trạng thiếu giường bệnh hay thiết bị và nhân viên y tế tại Tây An.

Tuy nhiên, căng thẳng đang bắt đầu bộc lộ, khi xuất hiện những lời kêu cứu, phàn nàn trên mạng xã hội Weibo về việc bị giới hạn trong nhà và thiếu các mặt hàng thiết yếu. Một video phổ biến rộng rãi cho thấy cảnh quân nhân tấn công một người đàn ông cố gắng mang thức ăn vào một khu dân cư. Các nhân viên giám sát sau đó đã xin lỗi người đàn ông, theo các nguồn báo cáo.

“Chúng tôi không được rời khỏi nhà chút nào, trong khi việc mua thực phẩm trực tuyến ngày càng khó khăn”, một người dân TP đăng trên nền tảng mạng xã hội Weibo với tên Mu Qingyuani Sayno, cho biết.

Các hoạt động kinh doanh tại Tây An cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, theo phản hồi của người dân tại đây. AP dẫn lời người đứng đầu một công ty du lịch chia sẻ qua điện thoại hôm 4/1 cho biết nguồn cung về cơ bản là đủ, nhưng hoạt động kinh doanh của ông đã gặp khó khăn kể từ tháng 7/2021.

“Việc phong tỏa ảnh hưởng cực kỳ lớn,” người đàn ông họ Wen chia sẻ với AP.

Trong khi đó, Qin Huilin, nhân viên tại một nhà hàng súp thịt cừu truyền thống, cho biết quyết định phong tỏa TP đã khiến công việc kinh doanh bị đình trệ."Chúng tôi từng có khoảng một trăm khách hàng mỗi ngày, nhưng trong hơn 10 ngày phong tỏa vừa qua không hề có một khách hàng nào lui tới”.

Các quan chức Trung Quốc bị cảnh báo sẽ không thể “giữ ghế” nếu số ca nhiễm Covid-19 không giảm. Hai quan chức hàng đầu ở quận Yanta, nơi ghi nhận một nửa số ca mắc tại Tây An, đã phải từ chức và phó thị trưởng được giao quyền. Zhang Canyou, một chuyên gia thuộc nhóm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Hội đồng Quốc gia Trung Quốc, thừa nhận rằng trong tình trạng phong tỏa này, “có thể có áp lực về nguồn cung trong các cộng đồng”.

Tuy nhiên giới chức Trung Quốc vẫn khẳng định sự cần thiết phải siết chặt các biện pháp phong tỏa, trong bối cảnh Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh chỉ còn một tháng nữa là diễn ra.

Trong đó, các hạn chế áp dụng với TP Tây An kể từ ngày 23/12 vừa qua được đánh giá là khắc nghiệt nhất kể từ lệnh phong tỏa thành phố 11 triệu dân Vũ Hán – nơi khởi phát đại dịch hồi năm 2020. Các biện pháp là sự phát triển của chính sách “không khoan nhượng với Covid-19” (zero-Covid) của Trung Quốc bao gồm các đợt xét nghiệm rộng rãi và bắt buộc đeo khẩu trang.

Tây An ghi nhận ​​hơn 1.600 ca mắc mới trong đợt bùng phát của do biến thể Delta trước đó. Trung Quốc đã báo cáo tổng cộng 102.841 ca mắc và 4.636 trường hợp tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu. Dù những con số này tương đối thấp so với Mỹ và các quốc gia khác, nhưng vẫn thấy sự tồn tại của virus bất chấp các biện pháp có phần hà khắc của Trung Quốc.

Bộ Thương mại Trung Quốc tuần trước cho biết đã liên hệ với các tỉnh lân cận để giúp đảm bảo cung cấp đủ nhu yếu ẩm hàng ngày cho Tây An.Truyền thông nhà nước cho biết một số cư dân nhận được các gói hàng tạp hóa miễn phí, bao gồm trứng, gạo, rau xanh và thịt gà hoặc thịt lợn. Người dân cũng có thể đặt hàng trực tuyến, do không được phép rời khỏi nhà.

Theo truyền thông nhà nước, một đợt xét nghiệm diện rộng lần ba đã được thực hiện, chính quyền TP có khả năng lấy mẫu 10 triệu dân chỉ trong 7 tiếng và xử lý tới 3 triệu kết quả chỉ trong 12 giờ.

"Chính phủ sẽ nỗ lực hết mình để điều phối các nguồn lực để cung cấp cho người dân các nhu cầu thiết yếu hàng ngày và các dịch vụ y tế", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Zhang.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm  phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

Kinh nghiệm phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

13/01/2025 | 14:17

Kinhtedothi - Với dân số chưa tới 1 triệu, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

05/01/2025 | 18:47

Kinhtedothi - Tình trạng tranh chấp về bãi đỗ xe đang trở thành vấn đề nghiêm trọng tại nhiều TP lớn ở Ấn Độ, đặc biệt là Thủ đô Delhi. Điều này đã trực tiếp đe dọa nghiêm trọng đến an toàn người dân, và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

01/01/2025 | 10:46

Kinhtedothi - Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định, ngành du lịch có thể mở ra một "lĩnh vực mới trong xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa," đồng thời trở thành động lực thúc đẩy hồi sinh khu vực và tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ