Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung Quốc đối diện nguy cơ già hóa dân số chưa từng có

Kinhtedothi - Sau ba thập kỷ rưỡi thực hiện chính sách một con, Trung Quốc hiện đang đối mặt với việc già hóa dân số nhanh chóng.

Đến năm 2035, ước tính có khoảng 400 triệu người ở Trung Quốc từ 60 tuổi trở lên, chiếm 30% dân số - theo dự đoán của chính phủ. Và tỷ lệ người theo độ tuổi sẽ nhanh chóng mất cân bằng, nhất là sau khi số ca tử vong vượt quá số ca sinh vào năm ngoái - lần đầu tiên kể từ năm 1961.

Vào năm 2022, tỷ lệ sinh của phụ nữ Trung Quốc giảm xuống dưới mức trung bình 1,1 . Nguồn: Nikkei Asia

Vào tháng 1/2023, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết dân số nước này trong năm 2022 đã giảm mạnh 850.000 người xuống còn 1,412 tỷ người. Đây là đợt giảm mạnh sau đợt giảm năm 1961 đến từ việc thực thi chính sách kinh tế Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông.

Nhiều chuyên gia cho biết sự suy thoái dân số sẽ tiếp tục kéo dài và có khả năng không thể khắc phục được. Điều này chủ yếu xuất phát từ chính sách một con của Trung Quốc nhằm giảm mức sinh từ năm 1980 đến năm 2016.

Gióng hồi chuông cảnh báo

Với việc dân số giảm mạnh vào năm ngoái, Trung Quốc đã gia nhập các nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới là Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó Hàn Quốc có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.

Với những quốc gia may mắn nhất, tình trạng này xảy ra khi đất nước tương đối thịnh vượng, tức là nhiều người cao tuổi có thể hưởng chế độ hưu trí thoải mái. Chẳng hạn, thu nhập trung bình của người dân Nhật Bản đạt mức của “Thế giới thứ nhất”- mức của nền kinh tế tiến bộ - trước khi dân số bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, Trung Quốc lại trong một hoàn cảnh kinh tế rất khác. Việc đây chưa phải là một quốc gia có thu nhập cao thì dân số giảm có thể là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế do thiếu hụt lực lượng lao động. Trung Quốc đang đứng trước thảm họa khi lực lượng lao động tiếp tục giảm, quỹ lương hưu cạn kiệt và hệ thống chăm sóc sức khỏe trở nên quá tải.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng lo lắng về tỷ lệ sinh giảm. Vào năm 2022, tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm xuống dưới 1,1, trong khi 2,1 là tỷ lệ cần thiết để duy trì dân số.

Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải dự đoán rằng dân số Trung Quốc có thể bị đẩy xuống còn 587 triệu người vào năm 2100 - chưa bằng một nửa so với hiện nay. Điều đó có nghĩa là cứ 100 người Trung Quốc trong độ tuổi lao động thì sẽ có 120 người già cần hỗ trợ.

Những nguyên nhân chính

Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất dẫn đến tình trạng này là do “chính sách một con” của Trung Quốc từ hơn ba thập kỷ trước. Vào năm 1980, quốc gia này đã thực hiện việc kìm hãm sinh đẻ bắt buộc nhằm hạn chế sự gia tăng của dân số. Song song với cải cách kinh tế, chính sách này nhằm hạn chế quy mô nhưng nâng cao chất lượng dân số Trung Quốc. Chính sách một con đã gây thiệt hại cho nhiều gia đình, bao gồm cả việc phải giết những đứa trẻ chỉ mới chào đời.

Ngày nay, tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đang giảm vì những lý do tương tự như ở hầu hết các nền dân chủ trên thế giới, trong đó có thể được xem tác dụng phụ của tăng trưởng kinh tế, tuổi thọ cao hơn, nhiều quyền tự do hơn và phụ nữ được tiếp cận giáo dục rộng rãi hơn.

Năm 2016, chính sách một con được nới lỏng để cho phép sinh hai con và tiếp tục tăng lên ba con sau cuộc điều tra dân số năm 2020. Nhưng ngay cả như vậy, hầu hết các cặp vợ chồng đều chọn sinh một con và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tiếp tục giảm.

Các cặp vợ chồng cũng trì hoãn việc sinh con. Tuổi sinh con trung bình ở Trung Quốc đã tăng gần ba năm - từ 26,1 vào năm 2000 lên đến 28,8 vào năm 2021.

Ngoài ra, bất ổn kinh tế là một yếu tố khác dẫn đến tỷ lệ sinh giảm. Ít người kết hôn hơn do chi phí chăm sóc gia đình cao hơn và những thay đổi pháp lý khiến việc ly hôn trở nên khó khăn hơn.

Ít các cuộc hôn nhân hơn đồng nghĩa với việc sinh con cũng ít hơn. Các gia đình truyền thống lâu đời vẫn kỳ thị những bà mẹ đơn thân và những đứa con ngoài giá thú, vì vậy việc có con trong trường hợp này vẫn còn hiếm. Theo một cuộc khảo sát năm 2016 của Đại học Bắc Kinh, trong số các ca sinh của những người phụ nữ sinh từ năm 1980 đến 1989, 1,2% con được sinh ra là ngoài giá thú.

Ngoài ra, các chính sách Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc cũng kéo dài sự bất ổn và làm chậm tăng trưởng kinh tế. Ngày càng nhiều người trẻ ở Trung Quốc đang nổi loạn chống đối gia đình và xã hội bằng cách chọn không tham gia bất kỳ hoạt động nào. Điều này cùng khiến cho dân số Trung Quốc đứng trên bờ vực.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm  phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

Kinh nghiệm phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

13/01/2025 | 14:17

Kinhtedothi - Với dân số chưa tới 1 triệu, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

05/01/2025 | 18:47

Kinhtedothi - Tình trạng tranh chấp về bãi đỗ xe đang trở thành vấn đề nghiêm trọng tại nhiều TP lớn ở Ấn Độ, đặc biệt là Thủ đô Delhi. Điều này đã trực tiếp đe dọa nghiêm trọng đến an toàn người dân, và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

01/01/2025 | 10:46

Kinhtedothi - Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định, ngành du lịch có thể mở ra một "lĩnh vực mới trong xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa," đồng thời trở thành động lực thúc đẩy hồi sinh khu vực và tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ