Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung Quốc lên tiếng trước tin ông Biden thông qua kế hoạch hạt nhân mới

Kinhtedothi - Quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, Bắc Kinh 'không có ý định' chạy đua vũ trang hạt nhân với Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 22/2/2024. Ảnh: Getty

Theo đài RT, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 21/8 tuyên bố, việc Washington gieo rắc nỗi sợ hãi về kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh là hoàn toàn vô căn cứ.

“Bắc Kinh "rất quan ngại" trước cáo buộc của Mỹ về “mối đe dọa hạt nhân' của Trung Quốc. Dường như chính quyền Washington muốn lấy lý do này để né tránh nghĩa vụ giải trừ vũ khí hạt nhân" – quan chức ngoại giao Trung Quốc phát biểu tại cuộc họp báo hôm 21/8.

Bà Mao Ninh lưu ý thêm rằng quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc "hoàn toàn không ngang bằng Mỹ", đồng thời khẳng định Bắc Kinh luôn "theo đuổi chính sách 'không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trước và luôn duy trì năng lực hạt nhân ở mức tối thiểu theo yêu cầu của an ninh quốc gia".

Theo người phát ngôn Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh "không có ý định tham gia vào bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào trên thế giới.”

Bình luận trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau khi tờ New York Times (NYT) ngày 20/8 đưa tin, Tổng thống Biden đã phê duyệt một kế hoạch chiến lược hạt nhân tuyệt mật cho Mỹ. Theo kế hoạch này, Washington lần đầu tiên định hướng lại chiến lược răn đe của Mỹ để tập trung đối phó với việc kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ngày càng lớn.

Nhà Trắng chưa bao giờ thông báo rằng Tổng thống Biden đã phê duyệt chiến lược sửa đổi nói trên, có tên là “Hướng dẫn Sử dụng Hạt nhân”. Chiếc lược này cũng nhằm chuẩn bị cho Mỹ đối phó với những thách thức hạt nhân mà có thể các đối thủ của Mỹ sẽ phối hợp thực hiện.

Hướng dẫn này, được cập nhật khoảng 4 năm một lần, được bảo mật cao đến mức không có bản điện tử, chỉ có một số ít bản cứng được phân phát cho một số quan chức an ninh quốc gia cũng như các chỉ huy Lầu Năm Góc.

Tuy nhiên, trong các bài phát biểu gần đây, hai quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã nhắc tới thay đổi trong hướng dẫn nói trên trước khi có một thông báo chi tiết hơn và không bí mật được gửi đến Quốc hội ​​trong thời gian ông Biden còn tại nhiệm.

Ông Vipin Narang, quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Chính sách Không gian, cho biết: “Gần đây, Tổng thống Biden đã ban hành hướng dẫn cập nhật về sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với các đối thủ có vũ khí hạt nhân. Hướng dẫn về vũ khí hạt nhân đã tính đến xu hướng gia tăng đáng kể về quy mô và tính đa dạng của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc”.

Đề cập đến thông tin nói trên của tờ New York Times, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Savett ngày 21/8 trả lời: “Hướng dẫn được ban hành vào đầu năm nay không nhằm phản ứng đối với thực thể, quốc gia hay mối đe dọa nào cụ thể”.

Năm 2023, Lầu Năm Góc ước tính rằng Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi kho dự trữ đầu đạn hạt nhân đang hoạt động lên hơn 1.000 vào năm 2030. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Mỹ hiện có 5.550 đầu đạn hạt nhân, trong khi Nga có 6.255 đầu đạn.

Động thái điều chỉnh chiến lược hạt nhân của Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa một bên là Mỹ và các thành viên NATO với một bên là Trung Quốc và Nga.

Trong khi đó, cả Nga và Trung Quốc đều cáo buộc Mỹ kích động các xung đột trên toàn thế giới và tìm cách áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia khác. Hồi đầu tháng này, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Zhang Xiaogang đã kêu gọi Mỹ và các đồng minh từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 5 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa Moscow và Bắc Kinh không nhằm chống lại ai.

Nga cảnh báo nóng về tên lửa hạt nhân đáp trả phương Tây

Nga cảnh báo nóng về tên lửa hạt nhân đáp trả phương Tây

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ